Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo
"Đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới Thủ lĩnh Đoàn thời công nghệ số Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân |
Với chủ đề tập trung vào niềm tin, tính toàn diện và chống lừa đảo trên nền tảng số, hội nghị nhấn mạnh vai trò của Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời đề xuất các giải pháp thực tiễn để bảo vệ người dùng trong kỷ nguyên số.
Việt Nam: Ngọn cờ đầu trong chuyển đổi số khu vực
Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế số hàng đầu khu vực, với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, kết nối 5G rộng khắp và hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến. Quốc gia này dẫn đầu toàn cầu về triển khai IPv6, với hơn 55% người dùng kết nối qua giao thức mới, khẳng định sự sẵn sàng cho các công nghệ tiên tiến như AI, 5G và Open Gateway.
Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào top 30 quốc gia số hàng đầu thế giới vào năm 2030, với các cột mốc ấn tượng: phủ sóng 5G và cáp quang toàn quốc, phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số và đào tạo 1,5 triệu lao động có kỹ năng số.
![]() |
Quang cảnh buổi toạ đàm báo chí trong khuôn khổ hội nghị |
Trong bối cảnh đó, Viettel - một trong những nhà mạng hàng đầu Việt Nam - được GSMA đánh giá là tấm gương dẫn đầu về triển khai 5G, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của quốc gia trước các cuộc tấn công mạng. “Viettel nằm trong số ít nhà mạng toàn cầu sở hữu năng lực vượt trội, giúp Việt Nam tăng cường an ninh mạng và thúc đẩy đổi mới công nghệ,” đại diện GSMA nhận định.
Với 2 tỷ người dùng 5G toàn cầu và 230 nhà mạng triển khai công nghệ này, Việt Nam đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng, trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác trong việc chuyển đổi nền kinh tế dựa trên công nghệ di động.
Thách thức niềm tin trong kỷ nguyên số
Bên cạnh những thành tựu, hội nghị cũng thẳng thắn đối diện với thách thức lớn: sự gia tăng lừa đảo kỹ thuật số và suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Báo cáo của GSMA chỉ ra rằng, dù 74% người Việt sử dụng ví điện tử, 89% lo ngại tài khoản bị xâm nhập và 95% e sợ dữ liệu cá nhân bị lạm dụng. Đặc biệt, 78% người dùng Việt Nam bày tỏ lo lắng về gian lận đánh tráo SIM - con số cao hơn nhiều so với mức trung bình khu vực.
![]() |
Đại diện GSMA trao đổi thông tin với đại diện các cơ quan báo chí |
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của GSMA, nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở ngã rẽ quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kỹ thuật số mở ra cơ hội kinh tế to lớn, nhưng lừa đảo và các mối đe dọa về danh tính đang làm lung lay niềm tin. Chúng ta cần hành động ngay để đảm bảo một hệ sinh thái số an toàn, toàn diện và đáng tin cậy”.
Ông Gorman kêu gọi hợp tác chặt chẽ giữa các nhà mạng, ngân hàng, công ty fintech và Chính phủ để triển khai các giải pháp như xác minh giao dịch thời gian thực, xác thực đa yếu tố và công nghệ Silent OTP.
Giải pháp toàn diện từ GSMA
Hội nghị đã thảo luận các biện pháp cụ thể để chống gian lận số, dựa trên bốn trụ cột chiến lược của GSMA: Thứ nhất, tăng cường an ninh mạng - Phát triển các công nghệ mới để nhận diện và ngăn chặn lừa đảo, như phân tích dữ liệu thời gian thực để phát hiện các giao dịch bất thường. Thứ hai, hợp tác liên ngành - Lấy ví dụ từ Anh, nơi các nhà mạng phối hợp với ngân hàng để phát hiện dấu hiệu lừa đảo, GSMA đề xuất mô hình tương tự tại Việt Nam, sử dụng dữ liệu từ nhà mạng để bảo vệ người dùng. Thứ ba, nâng cao nhận thức - Tuyên truyền sớm các hình thức lừa đảo phổ biến, giúp người dân cảnh giác và tự bảo vệ. Thứ tư, hỗ trợ chính phủ - GSMA cam kết chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, cung cấp hạ tầng và giải pháp để các quốc gia như Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số an toàn.
![]() |
Đại diện cơ quan báo chí đặt câu hỏi cho đại diện GSMA |
Đặc biệt, hội nghị đề cập đến nguy cơ bảo mật khi công nghệ vệ tinh phát triển. Với sự mở rộng của các dịch vụ vệ tinh, việc đảm bảo an toàn dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép trở thành ưu tiên cấp bách. GSMA khuyến nghị các tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến và hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.
Lừa đảo số: Có thể ngăn chặn triệt để?
Một câu hỏi lớn được đặt ra tại hội nghị: Liệu Việt Nam có thể ngăn chặn triệt để lừa đảo số? Các đại biểu thừa nhận rằng, dù không thể xóa sổ hoàn toàn, việc học hỏi từ các bài học quốc tế có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro.
“Lừa đảo số giống như tội phạm ngoài đời thực - không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát nếu có hàng rào bảo vệ chắc chắn”, một chuyên gia ví von. Các lĩnh vực nhạy cảm như y tế, giáo dục cần được bảo vệ đặc biệt, do hậu quả của lừa đảo trong những ngành này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.
Ví dụ, tại Anh, sự hợp tác giữa nhà mạng và ngân hàng đã giúp phát hiện sớm các giao dịch gian lận, giảm thiểu thiệt hại cho người dùng. Việt Nam có thể áp dụng mô hình này, kết hợp với các công nghệ như AI và Open Gateway để xây dựng “song sắt số” vững chắc, bảo vệ người tiêu dùng trước các mối đe dọa ngày càng tinh vi.
Diễn đàn Fintech ASEAN: Hợp tác khu vực chống gian lận
Bên lề hội nghị, Diễn đàn Fintech ASEAN đã diễn ra, nhấn mạnh vai trò của hợp tác khu vực trong việc đối phó với lừa đảo và gian lận tài chính. Là sự tiếp nối của Diễn đàn Fintech APAC, sự kiện này nêu bật sự phát triển vượt bậc của fintech tại Việt Nam, đồng thời kêu gọi các quốc gia ASEAN phối hợp xây dựng khung pháp lý chung và chia sẻ dữ liệu để bảo vệ người tiêu dùng. “Một hệ sinh thái tài chính số an toàn không chỉ là lợi ích của riêng Việt Nam mà là mục tiêu chung của cả khu vực”, đại diện GSMA khẳng định.
![]() |
Nhiều nội dung được giải đáp thoả đáng cho các cơ quan báo chí |
GSMA, với vai trò đại diện cho gần 800 nhà mạng và hơn 200 công ty trong hệ sinh thái di động toàn cầu, cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế số bền vững. Từ việc thúc đẩy 5G, AI, Open RAN đến phát triển các mô hình kinh doanh thông minh, GSMA đang làm việc để đảm bảo công nghệ di động mang lại lợi ích cho mọi người, từ khu vực thành thị đến nông thôn. “Công nghệ không chỉ là công cụ, mà là động lực để con người, ngành công nghiệp và xã hội cùng phát triển,” ông Gorman nhấn mạnh.
Hội nghị Thượng đỉnh Số GSMA Hà Nội 2025 không chỉ là diễn đàn thảo luận, mà còn là lời cam kết hành động để Việt Nam tiếp tục tỏa sáng như một quốc gia số hàng đầu. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, Việt Nam đang từng bước xây dựng một tương lai số an toàn, toàn diện và tràn đầy niềm tin.
Để tìm hiểu chi tiết về Hội nghị, truy cập TẠI ĐÂY |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư

Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á

Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới

Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người”

Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp

Long An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giao thông và nông nghiệp
