Tag

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị

Nông thôn mới 19/10/2023 10:19
aa
TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao, đồng thời gắn với định hướng phát triển lên quận. Khu vực nông thôn của huyện ngày càng văn minh, hiện đại, tiệm cận với mô hình đô thị trong tương lai.
Xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ) về đích Nông thôn mới nâng cao Xã Hương Sơn (Mỹ Đức) đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Nông thôn mới nâng cao Xây dựng kiến trúc nông thôn gắn với bản sắc văn hóa địa phương Công nhận huyện Ứng Hoà đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022 Hà Nội phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Phấn đấu có thêm hai xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu

Cùng với việc phấn đấu đưa 5/20 xã còn lại hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao, năm 2023, huyện Gia Lâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu là xã Bát Tràng và Dương Quang. Huyện cũng phấn đấu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao theo đúng tiến độ đã đặt ra.

Tại xã Dương Quang, đây là một xã nằm ở phía Đông của huyện Gia Lâm, ngành nghề chủ yếu là phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Năm 2016, xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Xác định xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã Dương Quang đã bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thiện tiêu chí cơ bản đạt.

Theo Chủ tịch UBND xã Dương Quang Nguyễn Viết Đối, triển khai xây dựng Nông thôn mới nâng cao, xã đã xây dựng các nghị quyết, chương trình, đề án, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, tạo sự lan tỏa trên toàn địa bàn. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Huyện Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, công tác xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại xã Dương Quang đã đạt được những kết quả tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã từng bước được nâng lên. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm y tế, trụ sở làm việc, công trình văn hóa... được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu đời sống Nhân dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 71,06 triệu đồng/người.

Toàn xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 0,33%. 100% số hộ được dùng điện an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Số hộ có nhà kiên cố đạt 100%. 100% tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn và đường ngõ xóm được bê tông hóa, nhựa hóa phục vụ cho nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. 100% số dân sử dụng nước hợp vệ sinh…

Đến nay, 9/9 thôn trong xã có nhà văn hóa và đạt, duy trì danh hiệu "Làng văn hóa”; Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 96,6%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; Toàn xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới nâng cao của xã Dương Quang đạt trên 95 điểm; Hiện xã đang hoàn thiện hồ sơ để đoàn thẩm định Nông thôn mới của thành phố Hà Nội về thẩm định.

Cùng với xã Dương Quang, năm 2015, xã Bát Tràng đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; Năm 2020 được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Từ đó đến nay, Bát Tràng tập trung xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Diện mạo khu vực nông thôn của huyện Gia Lâm ngày càng văn minh, hiện đại, tiệm cận với mô hình đô thị trong tương lai

Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi, để thực hiện hoàn thành xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, ngoài 2 tiêu chí bắt buộc là thu nhập và thôn thông minh, xã lựa chọn tiêu chí an ninh trật tự và tiêu chí du lịch.

Đến thời điểm này, công tác xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của xã Bát Tràng đã cơ bản hoàn thành. Kinh tế của xã tăng trưởng khá; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - thương mại – dịch vụ - du lịch.

Xã đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trục thôn, liên thôn; Trùng tu, tôn tạo di tích. Hệ thống điện chiếu sáng được đầu tư; Xã đã xây dựng mới 3 trường (THCS, tiểu học, mầm non); Xây dựng mới trụ sở UBND xã, 4 nhà văn hóa, trụ sở công an xã. Đời sống của Nhân dân được cải thiện; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Một số tiêu chí đạt kết quả cao như: 100% đường ngõ xóm có điện chiếu sáng; 100% trường học 3 cấp đạt chuẩn quốc gia và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; Trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Xã có 5 nơi sinh hoạt văn hóa phục vụ cộng đồng để các thôn hội họp, sinh hoạt văn hóa phục vụ cộng đồng. 5/5 thôn đạt danh hiệu “thôn văn hóa”; trên 96% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo QCVN.

Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của Bát Tràng đạt 100 điểm; Hiện xã đang hoàn thiện hồ sơ để đoàn thẩm định Nông thôn mới của thành phố về thẩm định.

Góp phần xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Hoàng, năm 2017, 100% số xã của huyện Gia Lâm (20/20 xã) đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2019, huyện Gia Lâm được thành phố công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, ngay từ đầu năm 2023, huyện đã ban hành Kế hoạch số 118-KH/BCĐ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Đồng thời đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận giai đoạn 2020-2025, phấn đấu năm 2023 có 5 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (đạt 100%) số xã; Thêm 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của Bát Tràng đạt 100 điểm

Thời gian qua, UBND huyện đã phát động phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, trọng tâm là xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu; Phát động cuộc thi giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn. Các cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng tham gia, chung sức, đồng lòng thực hiện.

Kết quả đến nay, 5 xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023 của huyện là Kim Sơn, Trung Mầu, Yên Thường, Dương Quang, Đông Dư đều đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Đối với 2 xã xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu là Ninh Hiệp và Bát Tràng, qua đánh giá chấm điểm của UBND huyện Gia Lâm, cả 2 xã đều đạt 100 điểm.

Trong đó, xã Ninh Hiệp xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực là du lịch và văn hóa; Xã Bát Tràng xây dựng x kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực du lịch và an ninh trật tự. Đối với công tác xây dựng huyện x nâng cao, Gia Lâm đã có 8/9 tiêu chí đạt, 1 tiêu chí cơ bản đạt.

Đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện ngày một nâng cao. Gia Lâm không còn hộ nghèo; Thu nhập bình quân đầu người đạt 71,7 triệu đồng/người/năm; Huyện có 20.038/27.450 lao động được đào tạo; Hầu hết lao động đều có việc làm.

Bên cạnh đó, Gia Lâm cũng có 92,9% người dân tham gia bảo hiểm y tế; Có 122 thôn làng được công nhận làng văn hóa; 100% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển; 100% số hộ được sử dụng nước sạch. Huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế; 20/20 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 75/78 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 96,1%...

Với 100% số xã đủ tiêu chuẩn công nhận xã Nông thôn mới nâng cao và huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt huyện Nông thôn mới nâng cao, công tác đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận đã gần về tới đích.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Xem thêm