Tag

Gia Lâm: Hiệu quả từ xã hội hóa tu bổ di tích Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn

Văn hóa 26/10/2022 08:00
aa
TTTĐ - Trải qua hàng trăm năm tồn tại với nhiều biến cố của lịch sử, di tích Đền thờ quận công Nguyễn Đình Huấn tại xã Yên Thường (Gia Lâm – Hà Nội) có nhiều hạng mục bị xuống cấp. Bằng công tác xã hội hóa, với sự vào cuộc của chính quyền và Nhân dân, Đền đã được khôi phục và giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật cổ với nhiều hiện vật có giá trị lịch sử.
Khống chế thành công đối tượng bị truy nã dùng dao chống trả lực lượng truy bắt Ra mắt tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy thị trấn Trâu Quỳ Huyện Gia Lâm quyết liệt xử lý lấn chiếm, tuyến đường 379 đã xanh - sạch - đẹp hơn

Quận Công Nguyễn Đình Huấn - Vị tướng văn võ song toàn thời Lê

Theo tài liệu lịch sử, Quận công Nguyễn Đình Huấn sinh giờ Dần ngày 12 tháng 8 năm Đinh Dậu 1717 tại làng Yên Thị, xã Yên Thường, tổng Yên Thường, phủ Từ Sơn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay là làng Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội). Ông là người có tài, có chí, văn võ song toàn, đức hạnh hơn người, từng phò vua hơn 40 năm và có nhiều công lao trị nước, an dân. Ông được nhà vua ban nhiều chức vị cao như Đại Tư mã, Đại tư đồ…

Sau khi mất, ông được phong tặng là “Đại tư đồ tứ thụy trung mẫn bao phong tiết khái hiến vọng tuệ trí mẫn đạt đại vương Nguyễn tướng công hiệu đoan chính phủ quân” được mở danh ở triều. Và 8 thôn xã tôn làm phúc thấn đó là Yên Thị, Yên Thường, Yên Khê, Xuân Dục, Đình Vĩ, Qui Mông thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, thừa tuyên Kinh Bắc và Tiên Hội (gồm Nội và Chung thôn) nay thuộc huyện Gia Lâm và huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mộ của Quận công Nguyễn Đình Huấn được chôn ở xứ Đống Vương, xã Cổ Loa và giao cho địa phương 50 mẫu ruộng để trông nom mộ cụ. Hàng năm, cứ vào ngày 10/3, dân Cổ Loa mang lễ vật thờ đến đền thờ Quận công tại Yên Thường.

Gia Lâm: Hiệu quả từ xã hội hóa tu bổ di tích Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn
Các bô lão phấn khởi trong buổi lễ công nhận hoàn thành việc tu bổ di tích

Thành công từ công tác xã hội hóa di tích

Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 18 (thời Lê), mang nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật. Về nghệ thuật, ngôi đền đạt trình độ cao mà các di tích cùng loại đương thời không sánh kịp. Nét nổi trội của đền là các đồ thờ bằng đá. Mở đầu là đôi chó đá khá lớn, trông đơn giản nhưng đầy tính dân gian. Qua Tam quan đến sân có bốn tượng võ. Trong đền thờ, ở gian ngoài có năm nhang án. Riêng nhang án đặt chính giữa, ở hai góc ngoài là đôi sư tử, phía trong là hai lọ hoa, giữa là bát hương. Tất cả tạo thành một khối đá với bốn mặt khắc chữ Hán niên đại Cảnh Hưng. Hai nhang án bên nhỏ hơn bày theo chiều dọc. Gian hậu cung có một khán đá và hai bài vị ở hai bên đặt trên một phiến đá lớn hình chữ nhật, chạm khắc theo hình kiểu long đỉnh, bốn góc mái khum có chỏm.

Đền còn lưu giữ quyển Tộc phả Nguyễn Đình ghi từ đời Quận công Nguyễn Đình Huấn, do cử nhân Ngô Đông sao chép năm 1940.

Với những giá trị về lịch sử - văn hoá, công trình kiến trúc cổ kính, linh thiêng, Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận năm 1995 là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Gia Lâm: Hiệu quả từ xã hội hóa tu bổ di tích Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn
Người dân tham gia đóng góp tôn tạo di tích

Ông Nguyễn Đình Dậu, Trưởng ban quản lý di tích Đền cho biết, trải qua hàng trăm năm tồn tại với nhiều biến cố của lịch sử, một số hạng mục của Đền bị xuống cấp. Ngày 30 tháng 9 năm 2019, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm có quyết định số 722 về việc phê duyệt bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích với tổng dự toán là 5.092.930.000 đồng, trong đó vốn ngân sách huyện là 4.092.818.000 đồng để xây dựng nhà khách, công trình phụ, hệ thống điện nước, ánh sáng và trồng cây xanh. Bên cạnh đó, Nhân dân trong khu vực và các vùng lân cận đã chung tay đóng góp, công đức số tiền và hiện vật trị giá gần 1 tỷ đồng.

Gia Lâm: Hiệu quả từ xã hội hóa tu bổ di tích Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn
Nhiều hiện vật trong Đền còn nguyên vẹn

Trao đổi với PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Dậu cho hay, công trình đã được tu bổ hoàn thành và vẫn giữ được nguyên những hiện vật có giá trị lịch sử. Người dân trong vùng vui mừng, phấn khởi, hàng tuần, hay dịp lễ Tết thường đến đây thắp hương, tưởng nhớ công đức của Quận công. Có thể nói, ngoài việc giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người dân trong địa phương, đây cũng là công trình ghi dấu sự đoàn kết, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân trong việc xã hội hóa, tôn tạo các di tích lịch sử.

Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm