Enactus NEU và dự án giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng
![]() |
Kết thúc khóa học người khuyết tật được trao giấy chứng nhận
Bài liên quan
220 xe lăn tặng người khuyết tật
Công ước 159: Đảm bảo quyền lợi cho lao động yếu thế
"Á quân Mister Việt Nam" Lê Hữu Đạt tổ chức sinh nhật cho mái ấm người khuyết tật
Lớp học trải nghiệm
Theo Đặng Đình Hoạt, Chủ nhiệm Đội Enactus trường Đại học Kinh tế quốc dân, những tồn tại sai lệch trong nhận thức dẫn đến những đối xử phân biệt của xã hội dành cho người khuyết tật. Vì thế dự án Equally Different hướng đến giải quyết hai vấn đề: giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn hơn về người khuyết tật và ngược lại người khuyết tật trở nên tự tin, làm chủ cuộc sống.
Để đạt được cả hai mục tiêu trên, các bạn trẻ giải quyết vấn đề theo lộ trình: Đi từ nhận thức, đưa khái niệm “sự bình đẳng trong sự khác biệt” đến với những người tham gia dự án, lan truyền đến xã hội; cung cấp, tạo ra môi trường giáo dục trải nghiệm cho các bạn trẻ. “Những bạn tham gia dự án sẽ có những trải nghiệm thực tế với người khuyết tật thông qua mô hình lớp học. Sau những trải nghiệm được đặt mình vào vị trí là một phần của cộng đồng người khuyết tật, từ đó, họ sẽ thấu hiểu và mong muốn sẻ chia, lan truyền thông điệp của dự án trong xã hội” - Hoạt giải thích.
Khi thông điệp được lan toả đến cộng đồng, cũng là lúc dự án hướng đến việc hoàn thành sứ mệnh, xây dựng một xã hội không tồn tại sự phân biệt. Năm 2017, dự án chính thức ra mắt với chuỗi hoạt động truyền thông “Một ngày của tôi” và cả trên fanpage facebook. Tháng 1/2018, sự kiện “Vì ai cũng đều khác biệt” được tổ chức tại Đại học Kinh tế quốc dân với sự tham gia của 2 diễn giả Khuất Thu Hồng và Trịnh Công Thanh đã thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.
![]() |
Lớp học về khởi nghiệp dành cho người khuyết tật |
Tháng 4/2018, sự kiện lớp học trải nghiệm “Du lịch tiếp cận” được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã giúp người khuyết tật được giao lưu nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ tham gia dự án thể hiện sự sẻ chia, đoàn kết và hỗ trợ những người kém may mắn.
Cung cấp kiến thức khởi nghiệp
Các bạn trẻ mong muốn không chỉ cộng đồng có cái nhìn đúng đắn mà bản thân người khuyết tật cũng phải chứng minh được khả năng của bản thân và tự tin hơn. Vì thế, các thành viên trong dự án đã nỗ lực tổ chức các lớp học về khởi nghiệp dành cho người khuyết tật dù vấp phải nhiều khó khăn như: chỗ học ở đâu để thuận tiện cho việc di chuyển của người khuyết tật hay tìm kiếm các thầy cô phù hợp. May mắn dự án nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các thầy cô trong và ngoài trường Đại học Kinh tế quốc dân. Vì thế, từ tháng 11/2018 đến nay, các thành viên trong dự án đã tổ chức được 3 khóa học hoàn toàn miễn phí về khởi nghiệp dành cho người khuyết tật.
Khóa học được thiết kế đặc biệt, hướng đến giải quyết những vấn đề người khuyết tật quan tâm như: làm thế nào để sử dụng và quản lý hiệu quả một số vốn nhỏ để tự khởi nghiệp và kinh doanh; trong tay có số vốn rất ít thì làm thế nào để tận dụng những nguồn lực khác như: việc rao bán các sản phẩm đặc sản, thủ công mĩ nghệ tại vùng miền sinh sống hoặc kinh doanh online trên Shopee, Facebook,...
Những kiến thức trong khóa học đều được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân và các diễn giả khách mời giải đáp. Vì thế, lớp học thu hút người khuyết tật không chỉ ở Hà Nội mà nhiều tỉnh thành khác như: Huế, Nghệ An…
Chị Nguyễn Thị Nhung (thanh niên khuyết tật, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy cô và các bạn trẻ trong dự án mà chúng mình có được kiến thức về khởi sự doanh nghiệp. Đây là những kiến thức rất cần thiết trong cuộc sống bởi người khuyết tật rất khó tìm được công việc phù hợp ở các doanh nghiệp. Nếu có kiến thức, chúng mình có thể bắt đầu bằng một mô hình kinh doanh hoặc lên kế hoạch cho bản thân, tự tin để làm chủ cuộc sống. Hiện đã có một nhóm bạn trong lớp khởi sự thành công với mô hình bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe tinh bột nghệ”.
Sự tự tin, làm chủ cuộc sống của những người khuyết tật là niềm vui, động lực không nhỏ đối với các thành viên trong dự án. “Mình vẫn nhớ, trong lớp có một nhóm các anh chị làm đồ thủ công đi học rất chăm chỉ. Kết thúc khóa học, các anh chị mang tặng chúng mình những sản phẩm nhỏ như: móc khóa, bông hoa thay cho lời cảm ơn. Điều đó chúng tỏ kiến thức lớp học mang đến cho các anh chị thực sự thiết thực. Đây là động lực để chúng mình nỗ lực hơn trong thời gian tới để chứng minh, người khuyết tật rất yêu đời, vui vẻ và có thể làm như những người khác” - Đặng Đình Hoạt, Chủ nhiệm Đội Enactus trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7
