Đừng sai lầm khi dùng cộng đồng mạng xử lý việc đúng, sai
![]() TTTĐ - Trong suốt những ngày qua, sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất mùa hè HAY Glamping Music Festival (Hội trại âm ... |
"Tao từng ngủ với mẹ mày"...
Trao đổi với báo Tuổi trẻ Thủ đô, chuyên gia tâm lý, TS. Vũ Thu Hương cho rằng: “Hai nhân vật chính trong câu chuyện đã sai và vi phạm pháp luật, vi phạm văn hoá gia đình”. Tuy nhiên TS. Hương cho rằng, khi cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận cần phải quan tâm đến những đứa trẻ, những nạn nhân thứ yếu trong gia đình họ. Bởi những bình luận ác ý vô tình sẽ là nỗi đau, thậm chí ảnh hưởng tâm lý con trẻ rất nặng nề.
![]() |
TS. Vũ Thu Hương |
“Hôm nay tôi vừa đọc một câu chuyện của nước ngoài, nội dung kể về một cậu bé có mẹ rất lăng nhăng, khi cậu ta ra đường và nghe thấy 1 người khác nói: “Tao đã từng ngủ với mẹ mày”… thì nó đã khóc rất đau khổ. Đó là nỗi đau vô cùng lớn so với một đứa trẻ. Khi đọc đoạn này, liên tưởng đến vụ việc trong hai ngày nay, nghĩ về những đứa trẻ chịu "tra tấn" của cộng đồng mạng, tôi thấy đau lòng. Đành rằng người ta có sai nhưng ai sai, ắt người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người ta không thể dìm chết nhau bằng những lơi đay nghiến hoặc chế nhạo thô bạo mà không để ý đến những nhân vật thứ yếu họ sẽ gặp phải chuyện gì”. TS. Vũ Thu Hương nói.
Cũng theo TS. Vũ Thu Hương, trong vài ngày qua, không chỉ bỉnh luận ác ý, nhiều cá nhân trên mạng còn ra sức mỉa mai, thậm chí còn làm thơ để giễu cợt chuyện này. Họ đã sai nhưng sai đến đâu có pháp luật, cơ quan và gia đình họ xử lý chứ không đợi đến mình kết tội thay toà án.
“Tôi không bao giờ chia sẻ những bài như thế này trên trang cá nhân, vì tôi thấy những nạn nhân xung quanh, nhất là những đứa trẻ vô tội, khi nó phải nghe những câu nói, sự giễu cợt của mọi người về bố mẹ nó thì quả thật là rất ác”, TS. Vũ Thu Hương nói.
Cộng đồng mạng không phải là toà án
TS. Vũ Thu Hương nêu quan điểm: “Những lời bình luận, mỉa mai cay nghiệt đã gieo đau thương bởi nó đem lại cho những người trong gia đình của nhân vật chính kia sự tra tấn trong khi họ chẳng liên quan đến câu chuyện này. Đúng sai thế nào thì đã có pháp luật và cơ quan họ công tác sẽ xử lý không cần đến chúng ta. Tất nhiên họ sai thì ai cũng biết nhưng nếu tất cả mọi người đều lên tiếng và ném đá thì cần gì đến toà án và pháp luật nữa?”.
Đối với hành vi người vợ đưa thông tin về tin nhắn và hình ảnh của nhân tình chồng lên mạng xã hội, vị chuyên gia tâm lý cho rằng: “Mình có thể hiểu và thông cảm nỗi đau của chị ấy nhưng chị ấy tung hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng dù là người ta sai cũng là một vi phạm pháp luật. Nếu họ sai, mình báo cho chính quyền, cơ quan nơi làm việc của họ, đó cũng là cách để họ bị trừng phạt. Như thế hợp lý hơn là dùng sức mạnh của cộng đồng mạng. Những việc làm như thế này sẽ làm cho nhiều người ngộ nhận về sức mạnh của cộng đồng mạng, sức mạnh của người tố cáo. Tức là họ luôn tin là họ đúng thì họ có thể sử dụng cộng đồng mạng để xỉ nhục một ai đó.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7
