Tag

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Văn học 18/03/2023 09:00
aa
TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng bài thơ “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, tòa soạn đã nhận được lời bình rất sâu sắc và tâm huyết của nhà phê bình văn học Nguyễn Lan. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta” Cây chẳng cạn vơi nhựa sống một đời Nụ cười em - tăng tuổi thọ đời anh! Gửi về người xưa một “bến đỗ bình yên” Hương vị tình đời, tình người

Dường như có cái duyên rất lạ với thơ Hồng Vinh. Đã muốn tảng lờ, lướt trôi, muốn đi qua, nghiêng ngó chút thôi nhưng mấy cái dấu (?), dấu (!) song trùng bên nhau như nam châm hút chân dừng lại. Và thế là, chuyện “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” đến một cách tự nhiên như cơn mưa bất chợt.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh
Tháp rùa trong sương sớm

Giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm, tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn như những chứng nhân lịch sử, trầm mặc, lặng lẽ chứng kiến bao đổi thay của đất nước, dân tộc làm nên nền văn hiến ngàn năm của người dân Việt Nam. Cảnh sắc cổ kính, hữu tình nơi đây cũng là nơi gửi gắm bao tâm sự, chuyện tình lứa đôi.

“Hơn 20 năm, mới có dịp ngồi lâu ngắm Hồ Gươm

Tháp Rùa vẫn rêu phong trầm mặc

Cây quanh đền Ngọc Sơn xanh màu tĩnh lặng

Bên cầu Thê Húc bóng ai?!”

Chuyện tình lưu lại nơi đây hơn 20 năm về trước. Thời gian đủ để dài, đủ để ngấm đối với một đời người, nhưng liệu đã đủ chín đối với một tình yêu? “Hơn 20 năm, mới có dịp ngồi lâu ngắm Hồ Gươm”. Bộn bề công việc đến thế sao, hay có ẩn tình chi mà đến nay, khi tuổi đã đứng bóng, mới có dịp chậm lại, ngồi lâu ngắm Hồ Gươm? Hay chỉ là mượn duyên, mượn cớ để nhớ về người xưa?

Mượn cái “rêu phong, trầm mặc”, “màu xanh tĩnh lặng”, mượn màu cổ kính nơi không gian xưa, mở ra câu chuyện tâm tình dang dở. Và cũng thật lạ khi tác giả “cố tình” coi làn nước xanh là “nhân chứng thời gian”. Đây là việc xưa nay không thấy. Bởi lẽ rất tự nhiên, làn nước có bao giờ tĩnh, có bao giờ đứng yên? Nó vận động, chảy trôi không ngừng. Heraclitus đã từng nhận xét xanh rờn: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” để khẳng định mọi thứ luôn ở trong trạng thái biến động, luôn đổi thay.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Ông cho rằng “sự vận động liên tục chính là bản chất của thiên nhiên. Mọi vật đều vận động trong mọi lúc, mọi nơi ngay cả trong bản thân sự vật và không bao giờ tồn tại vĩnh viễn”. Ai đoán biết được, sự chảy trôi ấy không mang theo, cuốn đi chuyện cũ? Lấy làn nước để làm nhân chứng, e không vững bền, không chắc chắn.

Ấy vậy mà, trong mắt nhìn và trái tim thi sĩ, vạn vật như đứng yên, thời gian “hình như ngủ quên” chỉ để lưu “chuyện ngày ấy”. Và cái quy luật mà Heraclitus đã tổng kết lại minh chứng cho dòng chảy tình yêu vẫn tràn trong trái tim giấu kín mấy thập niên. “Cụ rùa” Hồ Gươm nay đã về “miền cổ tích”, nhưng có lẽ thời ấy, “cụ” còn sống và biết đâu rằng, “cụ” đã từng nhô lên chứng giám cho tình yêu lứa đôi.

Làn nước xanh - nhân chứng thời gian

Giấu cụ Rùa về miền cổ tích

Tán liễu cạnh hồ thờ thẫn

Nhà bưu điện, kim đồng hồ hình như ngủ quên?!

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Cảnh vật dường như bất động, không chút âm thanh, cũng chẳng có đường nét. Tất cả chỉ một màu xanh tĩnh lặng, trầm mặc được phủ trùm bởi tâm trạng “thờ thẫn”. Và ký ức một thời tràn về…

“Nhớ ngày ấy tóc em trùm vai mướt đen

Mắt đắm đuối nhìn anh, muốn nói điều sâu lắng

Nhưng bỗng mưa bất chợt

Chuyện tâm tình đành dang dở trôi đi...”

Nhớ mái tóc mướt đen, nhớ ánh mắt đắm đuối và nhớ cả nguyên cớ làm dang dở cuộc tình. “Điều sâu lắng” đâu chưa kịp nói, “nhưng” bỗng đâu “cơn mưa bất chợt”. Một chữ “nhưng” thôi đã đánh đổi “điều sâu lắng” bằng “Thời gian ghềnh gập bể dâu”, bằng “Cả đời em phải hứng chịu sầu đau!”, bằng giây phút “Anh ngồi lặng giữa chiều tà buông xuống… Tim hỏi thầm: Em đang ở nơi nào”. Suy tư nối tiếp suy tư. Buông câu hỏi, mà không tìm thấy lời đáp.

Cái hay ở đây là biện pháp đảo từ. “Ghềnh gập” như nút thắt khiến trở ngại đẩy lên tới mức trùng trùng! Một cơn mưa bất chợt, tất cả thành dở dang, thành ký ức, thành nỗi niềm hồi tưởng xa xót bên Hồ Gươm.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

“Hàng ngàn cơn mưa đã qua từ ngày ấy

Những dòng thư lờ lững còn đây

Hiểu lầm cứ dồn theo năm tháng

Hồi tưởng buông những tiếng thở dài...”

Tưởng chừng tâm trạng thờ thẫn, chìm trong dòng hồi tưởng tiếc nuối kéo dài không dứt. Nhưng không, sau “những tiếng thở dài…”, có gì đó như tươi sáng hơn, nhẹ nhõm hơn. Không còn cảm giác nặng nề, trĩu nặng và có phần u uất do hiểu lầm ở tại cơn “mưa bất chợt”.

“Nắng đã hửng lên rồi”. Một từ “hửng” làm sáng bừng cảm xúc, rọi ấm cả không gian. Một từ “hửng” xua tan những âu lo, suy tư về “ghềnh dập bể dâu”, và một đời “sầu đau”. Một từ “hửng” mang lại cảm giác bình yên, tươi mới. Có lẽ, chỉ có cây bút lão luyện với nghề mới có thể dùng từ đắt đến vậy!

“Nhưng em hỡi, nắng đã hửng lên rồi

Chim lạc đàn đã tìm về với mẹ

Qua tháng năm lên rừng, xuống biển

Bến đỗ bình yên sẽ đến với em”.

Hình ảnh “Bến đỗ bình yên” kết lại bài thơ đã mở ra một tương lai viên mãn cho em, cho trái tim luôn hướng về em, như sự bù trừ của quy luật cuộc sống. Khổ đau qua đi, niềm vui sẽ đến, “bình yên” luôn bên em.

Đọc thêm

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Những cung đường mùa xuân Văn học

Những cung đường mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Những cung đường mùa xuân" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai Văn học

“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai

TTTĐ - Hòa chung không khí chủ đề “Non sông gấm hoa” của Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, SBOOKS ra mắt cuốn sách “Đóa hoa sương núi”. Câu chuyện về cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai, một lần nữa đưa tác giả trẻ Tâm An đến với bạn đọc.
Xem thêm