Tag

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”

Văn học 15/02/2023 08:37
aa
TTTĐ - Sau khi giới thiệu bài thơ “Giăng mắc tình ta”, tòa soạn đã nhận được bài viết Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta” của nhà phê bình văn học Lan Nguyễn. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
“Giăng mắc tình ta” với bao kỷ niệm đẹp Hương tình tỏa ngát giữa ngàn hoa... Những sắc màu tình yêu Hoa hạnh phúc nở trên “Đường đến trái tim” Hoa trái mùa Duyên nợ với nhà báo Nguyễn Hồng Vinh Trái tim con người diệu kỳ lắm… Hương vị tình đời, tình người

Phải chăng là hữu duyên cho những tâm hồn luôn vương vấn chữ tình, chữ yêu? Thế cho nên, tình yêu có bao giờ phai nhạt. Tình yêu khơi nguồn mọi duyên sự thế gian. Và cũng bởi chữ tình mà nối dài, mà “Nổi chìm, giăng mắc…”.

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”

“Và phía ấy sông trôi về biền biệt”

Mái trường xưa, phượng sắp nở bung rồi

Bóng dáng anh nhòa trong hoàng hôn đến

Đêm trở mình cứ ran nóng đôi môi…

“Em chờ gì phía cuối dòng sông”

Chờ lời hát anh gửi theo mây gió

Chờ vòng tay xiết ghì truyền hơi ấm

Trụ vững cuộc đời giữa bão táp, mưa sa.

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”

“Em biết thế đời là cuộc đi”

Đi và viết cùng trang đời mải miết

Phù sa ơi, hổng thêm bờ bãi

Con chữ Tình yêu thầm thì bên tai…

Trang thơ này anh đọc chắc chưa vui

Nói chưa hết cái diệu kỳ thời trẻ

Những trải nghiệm cuộc đời hai thập kỷ

Nổi chìm, giăng mắc Tình ta…

Hồng Vinh, HN - SG, ngày 13/2/2022

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”
Nhà báo - Nhà thơ - PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh

Hồng Vinh, một cái tên thân thuộc trong làng thơ, làng văn Việt Nam hiện đại. Nói đến ông, là nói đến bao trải nghiệm sâu lắng đậm chất triết lý nhân sinh. Nói đến ông, là nói đến cây viết lão luyện trong nghề. Ấy vậy mà, “Giăng mắc tình ta” như cơn gió lạ xua tan cái không khí nồm ẩm, ướt nhẹp mấy ngày qua.

Có cái gì đó là lạ, nhè nhẹ mà ngấm, mà thấm như “Trải nghiệm cuộc đời hai thập kỷ”. Cũng có cái gì đó như là sự “bất thường” trong phong cách Hồng Vinh mà tôi vốn thấy xưa nay. Từ “Tiếng quê”; “Nhịp điệu thời gian”; “Xanh mãi”; “Chồi biếc”… đến “Vang âm tiếng sóng”, dường như đều chất chứa tiếng lòng thao thức về cuộc đời, về dòng đời mải miết chuyện nhân sinh, thế sự với cảm hứng về tình yêu Tổ quốc, Nhân dân dâng trào. Và tình yêu cũng vậy, không đơn thuần chỉ là tình yêu đôi lứa.

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”
Tập thơ Chồi biếc của Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh

Dường như, mỗi chuyện tình được tác giả gợi nhớ thường đến từ không gian, thời gian có thực. Nó hiện hữu, đọng sâu trong những mối tình đi qua những tháng năm lửa đạn, chiến tranh, đi qua một giai đoạn của đất nước. Đơn cử như, một chiều hạ bên Hồ Tây, hòa hương sen thơm ngát “Tóc em hương bưởi tỏa lan” cũng làm thi sĩ bồi hồi nhớ tưởng đến Trường Sơn: “Hương thầm từ lá thư em/ Rạo rực mùa hương hoa sữa/ Bịn rịn trong buổi tiễn đưa/ Hương rừng Trường Sơn nhung nhớ” (Một chữ hương). Hay: “Đêm thoáng nhớ Hà thành/ Con đường ta hay dạo/ Heo may về se lạnh/ Bóng nắng lồng vào nhau...” (Bóng nắng).

Tưởng đâu nỗi nhớ của những cặp đôi xa nhau. Tưởng đâu kỷ niệm thuở chưa xa. Chập chòa trong “bóng nắng” ấy lại là cả câu chuyện về cuộc chiến chống covid của cả dân tộc, là màu áo trắng của các y bác sĩ. Chất thế sự đan cài, lồng trong cảm xúc chứa chan, cái tôi - cái ta, cái riêng - cái chung quyện lẫn, tạo nên phong cách Hồng Vinh.

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”

Trở lại với “Giăng mắc tình ta”, một phá cách rất lạ. Cái lạ thứ nhất, Bài thơ có bốn khổ thơ nhưng có tới 3 khổ thơ lấy câu đầu tiên như một điểm tựa, một mệnh đề dẫn. Điểm tựa ấy được đặt trong dấu “…”. “Và phía ấy sông trôi về biền biệt”; “Em chờ gì phía cuối dòng sông”; “Em biết thế đời là cuộc đi”.

Phải chăng đây là ẩn ý của tác giả, muốn người đọc hòa nhập cùng cảm xúc về mái trường xưa, về hàng phượng đỏ sắp bung nở, về bóng dáng người thương với “ran nóng đôi môi”. Có lẽ rằng, chỉ cần từ “ran nóng” đó thôi cũng đủ gói trọn bao hồi ức tình yêu. Phải chăng là xúc cảm ngọt ngào, lãng mạn, ấm nồng hay sự trào dâng cảm xúc mãnh liệt?

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”

Em chờ gì phía cuối dòng sông”. Sự tò mò, thấp thỏm của tình yêu chăng hay mối hồ nghi đang bắt đầu nhen nhóm? Cái biến hóa đột ngột trong tâm trạng những người đang yêu đã mau chóng tìm ra câu trả lời dễ thương. “Chờ lời hát anh gửi theo mây gió/ Chờ vòng tay xiết ghì truyền hơi ấm”. Bao nghi ngờ, hờn dỗi vừa trỗi chợt tan biến. Tình yêu xa đẹp lạ. “Em chờ gì…”/ “Chờ lời hát…”/ “Chờ vòng tay…”.

Chờ tiếng anh, chờ vòng tay anh. Đợi chờ trong tình yêu mang lại sức mạnh vô biên chống chọi mọi bão giông cuộc đời. Cung bậc tình yêu được đẩy lên đến đỉnh điểm với cái “xiết ghì” vô cùng mãnh liệt, khao khát. Nhưng thực tế luôn trái ngược. Với cái nhìn chân thực, tác giả đành chua xót buông thõng một câu “Em biết thế đời là cuộc đi”. Còn đâu mãi cảm xúc lúc “ran nóng đôi môi”, khi “vòng tay xiết ghì”.

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta”

Hiện thực vẫn là hiện thực. Vẫn phải đi, vẫn phải viết, vẫn phải sinh tồn, vẫn phải thuận theo quy luật tự nhiên, như dòng sông kia có bên lở bên bồi, như cảm xúc yêu có lúc trầm lúc bổng. Tuy cất lên tiếng ca nhuốm màu nuối tiếc “Phù sa ơi, hổng thêm bờ bãi”, nhưng vẫn vương vấn mãi hai tiếng tình yêu.

Cái lạ thứ hai là lời bộc lộ vô cùng chân thành đến mộc mạc của tác giả. “Trang thơ này anh đọc chắc chưa vui”. Khác với Hồng Vinh sâu sắc, tinh tế của “Chồi biếc”, của “Xanh mãi”, cũng khác với Hồng Vinh lắng sâu triết lý, nghĩa tình của “Vang âm tiếng sóng”. Tưởng như lời tâm sự này lạc lõng và có phần lạc điệu trong câu chuyện tình rất đẹp. Nhưng không, chính cái mộc mạc ấy lại là tâm điểm của một tình yêu mãnh liệt.

Khép lại bài thơ là tâm trạng chưa thỏa, chưa đi đến tận cùng những giai điệu tình yêu. “Trang thơ này anh đọc chắc chưa vui/ Nói chưa hết cái diệu kỳ thời trẻ/ Những trải nghiệm cuộc đời hai thập kỷ…” và có lẽ, đó chính là duyên cớ của “Nổi chìm, giăng mắc Tình ta”.

Đọc thêm

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Những cung đường mùa xuân Văn học

Những cung đường mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Những cung đường mùa xuân" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
Xem thêm