Đừng biến khu cách ly thành resort
![]() |
Nhiều người đến tiếp tế cho con ở khu cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Bài liên quan
TP HCM: Chấm dứt tình trạng tụ tập tiếp tế cho người cách ly tại KTX ĐH Quốc gia
Khẩn trương huy động các khách sạn để tổ chức cách ly tập trung cho người có nhu cầu tự chi trả
Tây Ninh: Nhiều doanh nghiệp cùng chung tay chống dịch Covid-19
Cách ly không phải đi an dưỡng
Sự việc các bậc phụ huynh ùn ùn tiếp tế đồ ăn, thức uống đủ ba bữa cho con mình tại khu A ký túc xá Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa qua đã khiến nhiều người bức xúc. Phần lớn, họ chê trách cách bao bọc thái của những bậc làm cha, mẹ và lo cho việc an toàn phòng chống dịch tại khu cách ly.
![]() |
Bố mẹ tiếp tế cho con tại khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp |
Theo bạn Nguyễn Thu Trang ở quận Cầu Giấy, những người cách ly tập trung, hiện tại đang được Nhà nước miễn phí hoàn toàn từ đưa đón, chỗ ăn ở đến chi phí theo dõi sức khỏe.
Hầu như vào các khu cách ly, ai cũng cảm động trước sự tận tâm của những người phục vụ nơi đây. Không hiểu vì sao nhiều phụ huynh lại lo lắng một cách thái quá. Con cái phải đi cách ly, bố mẹ liên tục tiếp tế đồ ăn. Không chỉ thế, có người còn gửi bia, tivi, tủ lạnh vào cho con, bất chấp việc làm này trái với quy định.
Bạn Trần Trung Hòa, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Ngoại thương nêu quan điểm: “Tầm tuổi như tôi các bạn cũng đã trưởng thành, cần phải tự lo cho bản thân. 14 ngày cách ly không phải là thời gian đi nghỉ dưỡng vì thế nên điều kiện thế nào cũng phải thích nghi. Tôi thấy trong khu ký túc, điều kiện cũng tương đối tốt. Nếu là bố mẹ mình, tôi sẽ khuyên không nên làm thế”.
Nhiều người cho rằng, việc "tiếp tế" thể hiện tình yêu thương của gia đình nhưng lại gây hệ luỵ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Bởi tập trung nơi đông người dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo Covid-19, gây khó khăn cho lực lượng đang làm công tác tình nguyện.
Yêu thương thế nào cho đúng?
![]() |
Nhiều người đến khu cách ly tiếp tế cho người thân |
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, chị Vũ Thu Trang (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Tôi cũng đi tiếp tế cho con nhưng chỉ là quần áo lạnh khi con về phong phanh, không kịp mang theo quần áo giữ ấm mà trời lại nổi gió. Là cha mẹ, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng cho các con. Tuy nhiên, đừng biến trại cách ly trở thành resort. Các con đang nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ công dân, trách nhiệm giữ bình an cho mọi người, không phải đang đi nghỉ dưỡng.
Đây là lúc để bọn trẻ chứng tỏ sức mạnh bản thân. Vì thế, hãy ngừng việc chiều chuộng quá đà này lại, đừng làm yếu kém con mình hơn nữa. Bác Hồ đã nói: "Gian nan rèn luyện mới thành công". Hãy để con được rèn luyện, như thế mới là yêu con đúng cách”.
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương, các du học sinh được về nước và cách ly có thể mất sự tự do đi lại trong vòng 2 tuần nhưng đổi lại được sự an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
"Tôi nghĩ, các bậc cha mẹ nên định hướng cho con tính tự lập, đặc biệt là thích nghi với hoàn cảnh. Tình yêu thương hãy bày tỏ bằng cách động viên, tiếp sức cho con vươt qua khó khăn, dù trong hoàn cảnh nào.
Với trường hợp cụ thể này, cha mẹ hãy giúp con tuyệt đối tin tưởng vào cơ quan chức năng của nước ta, động viên con yên tâm, lạc quan và giữ gìn sức khỏe. Cha mẹ hãy làm cho con hiểu rằng, trường hợp xấu nhất xảy ra chẳng may mắc bệnh cũng sẽ được chữa trị, chăm sóc bởi các y, bác sĩ Việt Nam, rất giỏi về chuyên môn và giàu y đức".
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước
