Dự án Tháp SJC: "Ngủ đông” hơn thập kỷ bị cắt ngọn
![]() |
Dự án Tháp SJC hơn thập kỷ vẫn nằm trên giấy.
Bài liên quan
Tổng thu ngân sách năm 2018 của TP HCM vượt dự toán
TP HCM: Thay đổi phương án tái định cư tại dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
10 sự kiện nổi bật trong năm 2018 của TP HCM
TP HCM: Hàng loạt “đại gia” bất động sản nợ thuế tiền tỷ
“Ma trận” chuyển nhượng cổ phần dự án đất công
Theo tìm hiểu, khu đất bốn mặt tiền đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, quận 1 mà Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) được UBND TP HCM giao cho chủ trương thực hiện dự án Tháp SJC rộng 3.805 m2. Trong đó, một phần do Công ty SJC nhận chuyển nhượng từ Công ty Cosevina vào năm 1992 (diện tích 2.003 m2), phần còn lại do các tổ chức, cá nhân khác quản lý, sử dụng.
Khu đất này cũng từng xây dựng toà nhà Trung tâm Thương mại quốc tế ITC, nhưng vào năm 2002, một trận hỏa hoạn kinh hoàng tại tòa nhà này đã cướp đi sinh mạng của 60 người.
Sau đó vào ngày 01/3/2005, Văn phòng HĐND và UBND TP HCM có thông báo số 551/TB-VB truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM về dự án cao ốc Tháp SJC của Công ty SJC, theo đó chấp thuận chủ trương đầu tư cao ốc SJC với diện tích là 3.805 m2 được giới hạn bởi các tuyến đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, quận 1. Chức năng của dự án là làm văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và trung tâm thương mại. Dự án Tháp SJC có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Đến năm 2007, Công ty SJC xin UBND TP HCM chấp thuận thành lập pháp nhân mới là Công ty CP Tháp SJC để thực hiện dự án với cơ cấu góp vốn như sau: Công ty SJC góp 40% vốn điều lệ, Công ty CP Hùng Vương góp 30% vốn điều lệ, Công ty CP Kinh Đô góp 15% vốn điều lệ, Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á góp 15% vốn điều lệ.
Mặc dù UBND TP HCM chưa chấp thuận thành lập công ty mới để thực hiện dự án Tháp SJC, thế nhưng 4 công ty trên đã nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thành lập Công ty CP Sài Gòn Kim Cương và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo đó, Công ty CP Sài Gòn Kim Cương có vốn điều lệ 420 tỷ đồng do Công ty SJC góp vốn 168 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ), Công ty CP Hùng Vương góp 126 tỷ đồng (chiếm 30%), Công ty CP Kinh Đô góp 63 tỷ đồng (chiếm 15%) và Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á góp 63 tỷ đồng (chiếm 15% vốn điều lệ). Sau khi hoàn tất các thủ tục, Công ty SJC mới trình Sở Tài chính, UBND TP HCM về việc góp vốn thực hiện dự án Tháp SJC.
Từ năm 2009 tới năm 2016, với việc liên tục nhượng lại cổ phần tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương, đến hiện tại việc sở hữu cổ phần tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đã thay đổi như sau: Công ty SJC sở hữu 40% vốn điều lệ, Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam sở hữu 18% vốn điều lệ và Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star sở hữu 42% vốn điều lệ.
Cụ thể, năm 2009, Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á chuyển nhượng toàn bộ 5.861.737 cổ phần đang sở hữu tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương cho bà Lâm Thị Hoà. Cũng năm 2009, Công ty CP Hùng Vương và Công ty CP Kinh Đô chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho 2 cá nhân là ông Vũ Bá Chương và Phùng Xuân Minh thu về lợi nhuận gần 557 tỷ đồng.
Tháng 10/2011, ông Vũ Bá Chương và Phùng Xuân Minh lại chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho một công ty bất động sản và Công ty CP Đầu tư Kim Cương Xanh với tổng giá trị 718,3 tỷ đồng.
Tiếp đó tháng 11/2012, công ty bất động sản này chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang sở hữu cho Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam với tổng giá trị gần 575 tỷ đồng, thu về lợi nhuận 234,69 tỷ đồng.
Đến tháng 9/2014, bà Lâm Thị Hoà chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam với giá trị 145,5 tỷ đồng. Tiếp đến tháng 01/2016, Công ty CP Đầu tư Kim Cương Xanh chuyển nhượng cổ phần cho Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star với giá trị 143,6 tỷ đồng.
Tới tháng 01/2016, Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam chuyển nhượng 18.757.560 cổ phần cho Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star với tổng giá trị 467 tỷ đồng.
Cắt ngọn dự án “ngủ đông”, xóa bỏ chức năng căn hộ bán
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 10/9/2014, ông Lê Văn Hùng, Phó chánh Thanh tra TP HCM đã công bố Quyết định số 250/QĐ-TTTP-P3 thanh tra toàn diện việc đầu tư dự án Tháp SJC theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP HCM. Quyết định nêu rõ, đoàn thanh tra sẽ tiến hành làm rõ năng lực chủ đầu tư, việc tham gia góp vốn đầu tư và chuyển nhượng vốn góp giữa các doanh nghiệp, công tác bồi thường, hỗ trợ đối với các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng trong dự án, báo cáo UBND TP HCM xem xét, xử lý nghiêm theo quy định.
![]() |
Hiện khu đất thực hiện dự án Tháp SJC vẫn là bãi đất trống, gây lãng phí nhiều năm. |
Mới đây, ngày 4/01/2019, Văn phòng UBND TP HCM đã thông tin về việc UBND TP đã chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và phương án kiến trúc công trình dự án Tháp SJC.
Cụ thể, giảm chiều cao công trình từ 208m xuống còn 199,8m với tầng cao từ 54 tầng xuống còn 46 tầng; chuyển chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ bán và cho thuê thành chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ cho thuê, chức năng căn hộ bán đã bị xóa bỏ.
Có thể thấy, kể từ khi được chấp thuận đầu tư đến nay đã 14 năm nhưng phần đất “vàng” để thực hiện dự án Tháp SJC vẫn là một khu đất trống, gây hoang phí và bức xúc trong dư luận.
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thị trường bất động sản vùng ven TP Đà Nẵng "lên ngôi"

Nhựa Tiền Phong động thổ dự án tổ hợp giáo dục trên 1.162 tỷ đồng

Khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án trọng điểm ở phía Nam

Afotech khởi công xây dựng dự án nhà máy sản xuất thực phẩm MIKO

Đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ pháp lý cho loạt dự án của Novaland

"Chỉ định thầu", gỡ nút thắt, tăng tốc dự án nhà ở xã hội?

Xu hướng tiêu dùng xanh tạo động lực bứt phá cho mô hình Green Boutique

Diễn biến mới tại dự án 120ha của Constrexim tại Hải Dương

Đầu tư “hốt bạc” với shop chân đế tại đại đô thị sầm uất bậc nhất phía Đông Thủ đô
