Đồng hành cũng teen trưởng thành
Cô giáo mầm non “nuôi” ước mơ đồng hành cùng trẻ tự kỷ Công đoàn đồng hành với doanh nghiệp đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động Người bạn đồng hành cùng thiếu nhi Thủ đô |
Chương trình được tổ chức nhằm bồi dưỡng công tác giáo viên chủ nhiệm, đồng thời, thông qua những câu chuyện được chia sẻ cả thầy và trò đều có thể lắng nghe những chia sẻ, tâm sự, để thấu hiểu và cùng nhau phát triển hơn nữa.
![]() |
Thầy Đàm Tiến Nam phát biểu tại hội nghị |
Thầy Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng nhà trường, trưởng Ban tổ chức chương trình chia sẻ: “ Hành trình khám phá, bồi dưỡng, phát triển năng lực cho học sinh là một hành trình không dễ dàng. Để làm được điều đó, các thầy cô giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thay đổi chính bản thân mình, để từ người thầy truyền thụ những kiến thức khô khan, lạnh lùng trong mấy cuốn sách giáo khoa, trở thành người hướng dẫn học sinh đến một cuộc sống đầy đủ những giá trị, trở thành người đồng hành. Chúng ta không quan niệm giáo dục là chỉ đơn giản làm học sinh trưởng thành, phát triển, mà chúng ta phải cùng các con trưởng thành và phát triển,..”
“Tự tin giúp tôi vượt qua mọi khó khăn”
“Hành trình trưởng thành và những điều con chưa kể” đã lấy đi rất nhiều nước mắt, cảm xúc của học sinh, phụ huynh và giáo viên từ những chia sẻ của học sinh và các thầy, cô chủ nhiệm…Những tâm sự ấy đã chạm tới trái tim của tất cả mọi người.
![]() |
Em Nguyễn Gia Chinh chia sẻ về hành trình tập lớn |
Nguyễn Gia Chinh, cô gái nhỏ bé với hành trình tập lớn đầy tự hào. Em đến từ mảnh đất Tây Bắc với khao khát được phát triển bản thân khi tới với trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trải qua nhiều thử thách, bỏ qua không ít cơ hội tại mảnh đất quê hương, Chinh quyết tâm xuống Hà Nội để học tập. Thế rồi, nỗi nhớ nhà, sự lo sợ, mất tự tin đã khiến em bật khóc bao nhiêu lần. Chinh đã từng bước hoà đồng cùng với sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm Đào Vân Khánh. Cô giáo và môi trường học này đã giúp Chinh ngày một trưởng thành, tự tin hơn.
“Tôi chỉ muốn nói với mọi người về cách tôi đã vượt qua đó chính là niềm tin. Niềm tin tạo nên hiện thực. Chính niềm tin vào bản thân mình, niềm tin mình sẽ toả sáng, niềm tin với ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giúp tôi vượt qua. Đừng vì bất cứ định kiến về trường công hay trường chuyên, hay bất cứ định kiến nào khác khiến bạn gục ngã. Quá trình ấy, khiến tôi nhận ra 1 điều đó là “Khi 1 cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra”, Gia Chinh chia sẻ.
![]() |
Em Đỗ Minh Nguyệt xúc động ôm cô giáo |
Không chỉ có Gia Chinh, câu chuyện từ một cô bé bướng bỉnh, nghịch ngợm, thích nổi bật để trở thành học sinh giỏi Văn cấp Thành phố của Đỗ Minh Nguyệt cũng đã lấy đi nhiều nước mắt của mọi người. Trước kia, Nguyệt là cô bé rất ngang bướng, em tâm sự: “Con cứ nghĩ rằng việc mình mặc một chiếc váy thật ngắn, tô son thật đậm khi đi học sẽ khiến bản thân trở nên nổi bật hơn, cá tính hơn và suốt hai năm đầu đi học, có những học kỳ con chỉ đạt Học sinh Tiên tiến, con cũng không thể nhớ được là mình đã đi gây sự với bao nhiêu bạn khác lớp hay là mình đã có bao nhiêu lần đi học muộn, không làm bài tập, không học bài về nhà… Thế nhưng một điều con không thể quên được đó chính là cách thầy cô đã dạy dỗ con khi ấy”.
Nguyệt cũng bộc lộ, em đã thay đổi rất nhiều nhờ sự tận tâm, những lời động viên và chia sẻ của các cô chủ nhiệm, cô giáo đồng hành khi ôn thi, chính các cô đã tạo nên một Minh Nguyệt bản lĩnh như ngày hôm nay. “Nếu như hơn một năm trước con đã từng đứng trên sân khấu và nói rằng trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy là “ngôi trường hạnh phúc”, thì giờ con đã coi nó là “mái nhà”, là “gia đình”. Bởi lẽ con thực sự muốn gọi những người cô đã dõi theo con nơi đây một tiếng “Mẹ”!”, Minh Nguyệt xúc động.
Những hành trình nhọc nhằn…
Không chỉ những có những câu chuyện, chia sẻ của những học sinh, nhiều thầy cô giáo cũng đã kể về hành trình đầy gian nan nhưng rất tự hào khi đồng hành cùng học trò trong việc tìm và khám phá thế mạnh của bản thân các em.
![]() |
Cô Hồ Thị Hải Yến chia sẻ về hành trình đồng hành cùng học trò |
Cô Hồ Thị Hải Yến, giáo viên môn tiếng Anh chia sẻ về hành trình cùng học trò Minh Anh phát triển, thay đổi từ một cô gái nhút nhát, tự ti, không dám thể hiện bản thân, em đã trở nên đầy tự tin với hàng loạt thành tích xuất sắc, đạt nhiều giải thưởng cao các cuộc thi ở trường: Giải Nhì cuộc thi hùng biện Festival tiếng Anh; giải Ba cuộc thi Học Sinh Giỏi tiếng Anh, giải Nhì Học Sinh Giỏi môn Văn, Giải Nhất cuộc thi Học sinh Nnguyễn Bỉnh Khiêm giỏi giang-tài năng-thanh lịch,…
Cô Yến tâm sự: “Các cô cậu học trò, mỗi người một vẻ đẹp trong trẻo rất riêng ấy, đã mang đến cho tôi thật nhiều trải nghiệm hạnh phúc, giúp tôi thêm trưởng thành, yêu nghề, yêu người, yêu cuộc sống một cách sâu sắc hơn, nhìn nhận cuộc sống một cách lạc quan, đơn giản hơn.”
Cô Đào Vân Khánh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D4 và 12D5 chia sẻ: “Khi nghe đến cụm từ “thông minh”, hẳn là tâm trí các bạn sẽ lập tức liên tưởng ngay đến khái niệm kiểm tra IQ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về trí thông minh. Có một quan điểm, một lý thuyết mới gọi là "Thuyết đa trí tuệ" (Multiple Intelligences), được đề xuất bởi Howard Gardner - nhà tâm lý học trường Đại học Harvard khiến tôi rất thích.
Thuyết Đa trí tuệ cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó từng “phạm trù thông minh” khác nhau. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của mỗi người mà có thể sẽ thay đổi tùy vào sự trau dồi của môi cá nhân.
Giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các học sinh”.
![]() |
Tọa đàm: Công tác giáo viên chủ nhiệm trường Nguyễn Bỉnh Khiêm- vun đắp cho tài năng tỏa sáng |
Về phương pháp dạy học, cô Vân Khánh cho rằng, Thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ và họ hiểu thấu đáo vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia…
Với cách dạy học này, cô Vân Khánh đã cùng đồng hành với nhiều học sinh trong hành trình tìm lại chính mình, tìm kiếm năng lực và phát triển bản thân như: em Phan Minh Anh (Lớp 12D8 niên khóa 2019-2021); Phan Bảo Linh (Lớp 12D8 niên khóa 2019-2021); Cao Bảo Ngọc (Lớp 12D5 niên khóa 2019-2022)…
Có thể nói, dạy học với thầy cô Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bình Khiêm - Cầu Giấy không chỉ đơn giản là giáo viên truyền thụ kiến thức trong sách vở mà dạy học là cả một quá trình đồng hành cùng học sinh khám phá, phát triển năng lực của bản thân, giúp các em tự tin, phát triển toàn diện.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình
