Tag

“Dòng chảy” chuyển đổi số tại Co-opBank

Kinh tế 29/10/2024 17:06
aa
TTTĐ - Từ thực tế triển khai chuyển đổi số tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cho thấy: chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là áp dụng, tích hợp công nghệ mới vào quy trình hoạt động mà còn là sự thay đổi mang tính hệ thống trong tư duy và phương thức vận hành. Đó là một “dòng chảy” mạnh mẽ, liên tục cải tiến và sáng tạo, nhằm tạo ra những giá trị bền vững, nâng cao trải nghiệm khách hàng và góp phần vào sự phát triển toàn diện của Co-opBank cũng như của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Ứng dụng AI vào công việc: Co-opBank trang bị kỹ năng số cho đội ngũ nhân viên Co-opBank Chi nhánh Sóc Trăng thông báo thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Cà Mau Co-opBank tổ chức Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho nhà quản lý

Chuyển đổi số & quá trình hiện đại hóa toàn hệ thống Co-opBank

Ngày 11/5/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định 810/QĐ-NHNN về phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số ngành Ngân hàng được xác định gồm 2 mục tiêu cốt lõi.

Một là, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ.

Hai là, phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Thực hiện theo Quyết định 810/QĐ-NHNN, Co-opBank đã ban hành Quyết định 96A/QĐ-NHHT phê duyệt chiến lược chuyển đổi số và công nghệ thông tin đến năm 2025, định hướng đến năm 2023. Đồng thời, Co-opBank đã quyết liệt, triệt để chuyển đổi số toàn diện cả về con người, quy trình và công nghệ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa toàn hệ thống Co-opBank.

Co-opBank quyết liệt, triệt để chuyển đổi số toàn diện cả về con người, quy trình và công nghệ
Co-opBank quyết liệt, triệt để chuyển đổi số toàn diện cả về con người, quy trình và công nghệ

Về con người, Co-opBank có kế hoạch dài hạn trong đào tạo, phát triển kỹ năng số cho nhân viên để thích nghi với môi trường số và luôn thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, phục vụ khách hàng. Co-opBank xác định: QTDND và khách hàng là trung tâm chuyển đổi số.

Co-opBank đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Chiến lược công nghệ thông tin và chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 249/2021/QĐ-NHHT ngày 27/09/2021. Đồng thời, đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và công nghệ thông tin đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Về quy trình, Co-opBank nỗ lực cải tiến và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, vận hành… để tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Quá trình số hóa, tự động hóa các quy trình thủ công và tích hợp hệ thống thông tin đã thực sự giúp toàn hệ thống Co-opBank cải thiện sự liên kết, phối hợp.

Về công nghệ, Co-opBank luôn chú trọng đầu tư cho chuyển đổi số gắn với đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật các hệ thống thông tin cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Đây cũng là xu thế phát triển chung của Co-opBank và cả hệ thống QTDND trên toàn quốc.

Ngoài việc đầu tư các trang thiết bị mạng, bảo mật, hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu và Trụ sở chính, Co-opBank cũng rất chú trọng việc thường xuyên nâng cấp hạ tầng mạng, an ninh bảo mật, hạ tầng công nghệ thông tin tại các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống Co-opBank.

Với định hướng chuyển đổi số toàn diện, Co-opBank đã từng bước ra mắt các sản phẩm tiện ích, giải quyết triệt để các “bài toán” nhu cầu của khách hàng, của các QTDND. Co-opBank đã từng bước kiến tạo nên một hệ sinh thái số với các sản phẩm đa dạng như: ngân hàng điện tử; ứng dụng mobile; ứng dụng dành riêng cho QTDND, khách hàng tổ chức; hệ thống khởi tạo từ xa cho QTDND; thẻ chip; dịch vụ định danh khách hàng; định danh tài khoản; định danh Alias; ủy thác trả lương qua tài khoản tiền gửi thanh toán; tài khoản số đẹp, v.vv..

Để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của các QTDND, khách hàng, Co-opBank sắp tới sẽ tập trung vào việc phát triển hệ thống CRM (quản lý quan hệ khách hàng). Với hệ thống CRM, Co-opBank hướng tới đem tới trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời tối ưu hóa quy trình quản lý thông tin, dịch vụ.

Hợp tác cùng QTDND triển khai hệ thống tài chính toàn diện

Với vai trò là ngân hàng của các QTDND, Co-opBank luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an toàn và hỗ trợ phát triển hệ thống QTDND. Co-opBank đã thực hiện hiệu quả vai trò cung cấp nguồn vốn kịp thời cho các QTDND hoạt động ổn định, chủ động hợp tác với các QTDND triển khai hệ thống tài chính toàn diện, thông qua đó, giúp các QTDND mạnh mẽ chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Co-opBank là đầu mối cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp hệ sinh thái số tiện ích cho các QTDND. Thực tế thời gian vừa qua, dự án Ngân hàng điện tử CF-eBank đã được triển khai tích cực, kết nối thanh toán cho các QTDND và cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh chóng đến khu vực nông thôn. Hiện nay, hệ thống giao dịch của Co-opBank đã tăng lên 997 điểm, bao gồm 32 chi nhánh, 66 phòng giao dịch và 899 QTDND.

Hệ thống CF-eBank đang ngày càng khẳng định vị thế với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và hiệu quả giao dịch tại các QTDND. Co-opBank đã đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ tiên tiến, gia tăng tiện ích cho hệ thống, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các QTDND thành viên, cũng như thu hút thêm các QTDND mới tham gia mạng lưới chuyển tiền.

Co-opBank và các QTDND đang dần cộng hưởng trong “dòng chảy” chuyển đổi số
Co-opBank và các QTDND đang dần cộng hưởng trong “dòng chảy” chuyển đổi số

Không dừng lại ở đó, Co-opBank còn đồng hành với QTDND trong việc chuyển đổi số bằng cách miễn nhiều loại phí cho các thành viên tham gia hệ thống thanh toán, như: Phí tham gia, duy trì và bảo dưỡng hệ thống; phí thường niên; phí quản lý tài khoản; phí cung cấp sao kê tài khoản định kỳ hàng tháng; phí thấu chi tài khoản thanh toán... Ngân hàng cũng tiếp tục áp dụng miễn toàn bộ phí giao dịch thanh toán chuyển tiền cho các QTDND thành viên nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7; giao dịch chuyển tiền đi trong/ngoài hệ thống; điện tra soát, điện yêu cầu hoàn trả...

Co-opBank đồng hành cùng các QTDND quảng bá CF-eBank, cung cấp các ấn phẩm quảng cáo miễn phí và tư vấn nghiệp vụ, kỹ thuật cho các QTDND. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích các giao dịch nhanh chóng và an toàn.

Thực tế hợp tác giữa Co-opBank và các QTDND trong triển khai hệ thống tài chính toàn diện cho thấy: Sự hợp tác chặt chẽ giữa Co-opBank và các QTDND đã giúp các QTDND tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí, đồng thời đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, giúp QTDND chủ động hơn trong thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Co-opBank và các QTDND đang dần cộng hưởng trong “dòng chảy” chuyển đổi số, dần thay đổi cách thức hoạt động từ cung cấp các sản phẩm tín dụng truyền thống sang việc tích hợp các giải pháp tài chính hiện đại.

Những chuyển biến tích cực này không chỉ giúp hệ thống QTDND phát triển bền vững mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương, kinh tế đất nước, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng, cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện ích.

Trong nỗ lực phát triển Co-opBank, chuyển đổi số thực sự đã đóng vai trò cốt lõi, nền tảng, giúp Co-opBank hiện đại hóa toàn hệ thống. Chuyển đổi số tại Co-opBank thời gian vừa qua không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ mới, quy trình mới mà còn là đổi mới văn hóa, tư duy số, phát triển con người số để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và yêu cầu từ khách hàng, từ các QTDND.

Chuyển đổi số tại Co-opBank và những con số ấn tượng (Số liệu đến ngày 30/9/2024)

- Gần 5 triệu giao dịch chuyển tiền nhanh Napas247 trong 9 tháng đầu năm, tăng gấp 187 lần so với thời điểm trước khi thực hiện chuyển đổi số.

- Hơn 112.961 tỷ đồng giá trị giao dịch chuyển tiền nhanh Napas 247, tăng 157 lần so với thời điểm trước khi chuyển đổi.

- Đạt 87% tỷ trọng số lượng giao dịch trên kênh số.

- 441.078 tài khoản thanh toán, tăng hơn 324% so với cuối năm 2021. Trong số này, tài khoản từ cán bộ, thành viên và khách hàng do Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) giới thiệu chiếm 172.729 tài khoản.

- Hơn 349.000 khách hàng, trong đó hơn 111.000 khách hàng là cán bộ nhân viên, thành viên của QTDND đăng ký dịch vụ Co-opBank Mobile Banking và được đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về: chuyển tiền, thanh toán, gửi tiết kiệm, trả nợ vay, v.vv..

- 2.332 tỷ đồng số dư Casa tài khoản thanh toán (số dư tiền gửi không kỳ hạn), tăng 193% so với trước khi Co-opBank thực hiện chuyển đổi số.

Đọc thêm

Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống Thị trường - Tài chính

Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bài 4: Cái gì lợi cho dân cho nước thì quyết tâm, quyết liệt, quyết làm Thị trường - Tài chính

Bài 4: Cái gì lợi cho dân cho nước thì quyết tâm, quyết liệt, quyết làm

TTTĐ - “Cuộc cách mạng” phát triển kinh tế tư nhân được Đảng và Nhà nước phát động mạnh mẽ với quyết tâm cao chưa từng có và được cộng đồng doanh nghiệp đồng thuận tuyệt đối vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước, đúng với tinh thần “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Agribank "tiếp sức" người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư Doanh nghiệp

Agribank "tiếp sức" người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư

TTTĐ - Agribank tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
Tìm giải pháp dữ liệu tối ưu cho khu thương mại tự do Thị trường - Tài chính

Tìm giải pháp dữ liệu tối ưu cho khu thương mại tự do

TTTĐ - Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Phương pháp khảo sát giao thông (ISCTSC) 2025, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa tổ chức phiên thảo luận chuyên đề "Thách thức trong thu thập dữ liệu và định hình chính sách phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng (FTZ)".
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, nhà đầu tư vì mục tiêu tăng trưởng Kinh tế

Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, nhà đầu tư vì mục tiêu tăng trưởng

TTTĐ - Hà Nội đang tập trung quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của TP đạt 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030; trong đó có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế Kinh tế

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế

Tối 2/4, tiếp ông Bill Winters, Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế; cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển.
Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Quảng Ninh chủ động sắp xếp bộ máy, tháo gỡ khó khăn cho các dự án động lực Kinh tế

Quảng Ninh chủ động sắp xếp bộ máy, tháo gỡ khó khăn cho các dự án động lực

TTTĐ - Chiều 2/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, các chương trình mục tiêu quốc gia… theo Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 24/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Quý đầu năm, kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng vượt bậc Thị trường - Tài chính

Quý đầu năm, kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng vượt bậc

TTTĐ - Chiều 2/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp thường kỳ về tình hình kết quả kinh tế - xã hội quý I và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong quý II/2025.
Xem thêm