Tag

Đổi thay tại huyện Mê Linh sau 15 năm "về với" Thủ đô

Nông thôn mới 01/08/2023 11:45
aa
TTTĐ - So với năm 2008, thu nhập bình quân đầu người tại huyện Mê Linh (Hà Nội) tăng 5,4 lần, quy mô ngành công nghiệp tăng 4 lần. Huyện Mê Linh cũng tích cực thúc đẩy các dự án chậm triển khai và giải quyết vấn đề đất dịch vụ cho người dân.
Ngát hương trà sen Mê Linh

Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Thực hiện nghị quyết 15 của Quốc hội, năm 2008, huyện Mê Linh tách khỏi tỉnh Vĩnh Phúc, về với Thủ đô Hà Nội. Sau 15 năm, bộ mặt của huyện Mê Linh đã có những đổi thay tích cực, đáng chú ý.

Nhìn chung, kinh tế huyện Mê Linh duy trì tốc độ phát triển tương đối cao; Cơ cấu chuyển mạnh sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển ngành dịch vụ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hàng ba cho huyện Mê Linh
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho huyện Mê Linh

Đáng chú ý, quy mô ngành công nghiệp của huyện Mê Linh tăng 3,98 lần so với năm 2008, chủ yếu nhờ vào Khu công nghiệp Quang Minh I và II. Hai khu công nghiệp này đóng góp khoảng 900 tỷ ngân sách mỗi năm và giải quyết việc làm cho 38.000 lao động.

Nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng của huyện Mê Linh. Các cánh đồng chuyên canh lớn và nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn giúp tỷ trọng ngành nông nghiệp trong bức tranh kinh tế chung của Mê Linh sáng sủa. Hiện tại, Mê Linh là địa phương sản xuất rau lớn nhất thành phố Hà Nội. Đồng thời, Mê Linh cũng trở thành thủ phủ hoa tươi của Thủ đô với sản lượng hoa cắt cành, hoa thế rất lớn.

Sáng ngày 6/12, các phần việc chuẩn bị cho lễ hội hoa Mê Linh 2022 đang được diễn ra tích cực, khẩn trương
Nông nghiệp là điểm sáng tại huyện Mê Linh

Nhờ những điểm tích cực này, thu nhập bình quân của người dân tại huyện Mê Linh được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tại huyện Mê Linh năm 2022 là 60 triệu/người, cao gấp 5,4 lần so với năm 2008.

Chú trọng văn hóa, giáo dục và an sinh

Là địa phương với hệ thống di tích dày đặc, huyện Mê Linh coi trọng xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, gắn với tâm linh, tín ngưỡng. Hai điểm đến quan trọng là Khu đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh) và khu đồi 79 mùa xuân (xã Thanh Lâm).

Năm 2022, lần đầu tiên huyện Mê Linh tổ chức thành công lễ hội hoa với tên gọi "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Sự kiện này thu hút đông đảo du khách, đồng thời cũng góp phần khẳng định thương hiệu hoa Mê Linh.

Đổi thay tại huyện Mê Linh sau 15 năm
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng

Bên cạnh đó, trong 15 năm qua, hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục của huyện Mê Linh duy trì ổn định. Đến nay, ngành Giáo dục huyện Mê Linh đứng thứ 17/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của Mê Linh đứng thứ 13 toàn thành phố.

Y tế và an sinh tại huyện Mê Linh được chú trọng thường xuyên. Huyện Mê Linh là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân và lập sổ khám sức khỏe điện tử (đạt 100%).

Đổi thay tại huyện Mê Linh sau 15 năm
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng

Ngoài ra, công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ trẻ em và phụ nữ, hỗ trợ hộ cận nghèo tại huyện Mê Linh cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Mê Linh hiện nay chỉ còn 0.03% (so với 10.77% vào năm 2008).

Tái khởi động dự án "đắp chiếu", giải quyết đất dịch vụ

Dự án chậm triển khai từng là vấn đề nhức nhối tại Mê Linh. Vài năm gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy, một số dự án đã tái khởi động - cụ thể là dự án nhà ở HUD Mê Linh. Thêm nữa, 6 dự án đô thị đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, chủ đầu tư cam kết khởi công trong thời gian sớm nhất.

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) – đơn vị chủ đầu tư đã tổ chức khởi công xây dựng Tổ hợp dự án nhà ở tại Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD Me Linh Central), huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã tổ chức khởi công xây dựng Tổ hợp dự án nhà ở tại Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 vào năm 2022

Đối với các chủ đầu tư không thực hiện triển khai dự án, cố tình ôm đất, không đủ tiềm lực triển khai, tiếp tục kéo dài chậm triển khai… huyện Mê Linh kiên quyết kiến nghị thành phố thu hồi để kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực vào phát triển kinh tế địa phương. Thực tế, tháng 6 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định chấm dứt, dừng thực hiện 3 dự án trên địa bàn huyện Mê Linh sau hơn 15 năm không triển khai thực hiện,

Vấn đề đất dịch vụ cũng là bài toán khó đối với Mê Linh. Lời giải cho bài toán này chỉ có vào đầu năm 2023 khi UBND thành phố Hà Nội có văn bản đồng ý chủ trương giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, tồn tại về giao đất dịch vụ cho Nhân dân Mê Linh. Hiện tại, UBND huyện Mê Linh đã tập trung xây dựng đề án giao đất dịch vụ cho người dân trên địa bàn huyện.

Nhanh chóng, quyết liệt GPMB phục vụ Vành đai 4

Huyện Mê Linh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Thậm chí, Mê Linh còn phát động một phong trào thi đua trong toàn huyện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB).

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh đã báo cáo kết quả công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn tuyến qua huyện Mê Linh)
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh đã báo cáo kết quả công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn tuyến qua huyện Mê Linh)

Kết quả, đến hết tháng 6/2023, Mê Linh đã chi trả trên 600 tỷ đồng kinh phí bồi thường, GPMB với diện tích 121.19 héc-ta của 3.400 hộ, đạt 99.2% diện tích đất nông nghiệp, đất giao thông, thuỷ lợi.

Ngày 27/7, huyện Mê Linh đã thực hiện bàn giao (đợt 1) phần diện tích đã được thực hiện công tác GPMB trên địa bàn các xã: Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Văn Khê và Chu Phan với tổng diện tích là 957.924,2m2/1.184.1360,0m2 (đạt 81.79% tổng diện tích toàn tuyến qua địa bàn huyện Mê Linh).

Đổi thay tại huyện Mê Linh sau 15 năm
Trung tâm hành chính huyện Mê Linh

Vũ Cường

Đọc thêm

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện Nhịp sống phương Nam

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện

TTTĐ - Năm 2025 đánh dấu bước phát triển quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.
Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Nông thôn mới

Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

TTTĐ - Tối 26/6, tại vườn hoa Lạc Long Quân, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức chương trình "Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 - năm 2025". Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 26/6 đến ngày 29/6.
Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 26/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo Kinh tế

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

TTTĐ - UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đưa làng nghề Chuyên Mỹ trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng Nông thôn mới

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

TTTĐ - Động thái này của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, mà còn đảm bảo quyền lợi cho hệ thống phân phối, người nông dân trong thời điểm nhiều biến động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn Nông thôn mới

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

TTTĐ - Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Thủ đô đã góp phần quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng tích cực đến các cấp chính quyền, đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng khởi sắc, Hà Nội ngày càng có thêm nhiều miền quê đáng sống.
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện Nông thôn mới

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

TTTĐ - Với vai trò là cơ quan tuyên truyền, báo chí đã luôn đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá các sản phẩm OCOP tới đông đảo người tiêu dùng. Thông qua báo chí, truyền thông, người dân không chỉ nắm bắt được thông tin, chất lượng của các sản phẩm, mà còn hiểu sâu hơn về những câu chuyện sản phẩm - yếu tố được coi linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ Nông thôn mới

Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

TTTĐ - Tối 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Xem thêm