Tag

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nông thôn mới 23/01/2023 08:10
aa
TTTĐ - Nhờ tập trung thực hiện tốt chính sách dân tộc, vận động người dân cùng chung tay xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới, đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những đổi thay đáng kể. Các chính sách dân tộc được triển khai kịp thời, đúng địa bàn, đúng đối tượng và nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con.
Tăng cường công tác tuyên truyền phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chương trình Xuân biên giới với trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số 2023 MTTQ TP Hà Nội gặp mặt văn nghệ sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số tiêu biểu Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội

Đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng cao

Hà Nội hiện có 153 thôn thuộc 14 xã của 5 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng. Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi hộ dân, khu vực này đổi thay từng ngày...

Tại huyện Ba Vì - địa phương có 7 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống những năm gần đây có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, hạ tầng cơ sở ngày càng đồng bộ, khang trang, sạch đẹp. Trong đó, đặc biệt nhất là xã Ba Vì - nơi có tới 98% dân số là người đồng bào dân tộc Dao sinh sống.

Người Dao Ba Vì nổi tiếng với nghề thuốc Nam, do đó những mảnh vườn, thửa ruộng của bà con nơi đây không trồng rau, trồng lúa nhiều như các xã khác mà các gia đình ở xã Ba Vì trồng cây thuốc Nam.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người Dao Ba Vì nổi tiếng với nghề thuốc Nam

Chủ tịch UBND xã Lăng Văn Hà cho biết: Người dân tộc Dao ở xã Ba Vì sinh sống tập trung tại 3 thôn với khoảng 550 hộ dân, toàn xã có hơn 300 hộ gia đình phát triển nghề làm thuốc Nam. Không chỉ phát triển quy mô hộ, người dân đã tập hợp, thành lập được 9 hợp tác xã thuốc Nam để đưa nghề truyền thống phát triển bài bản hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn.

Hiện nay, cả 3 thôn của xã: Yên Sơn, Hợp Sơn và Hợp Nhất đều đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề thuốc Nam truyền thống. Năm 2021, thu nhập bình quân của xã đã đạt 61 triệu đồng/người/năm; Hộ nghèo giảm, chỉ còn 1,8%.

Chia sẻ về những trăn trở trong việc duy trì nghề trồng, chế biến thuốc Nam, bà Triệu Thị Lan (xã Ba Vì, huyện Ba Vì) cho biết: "Để tìm được những vị thuốc quý hiếm, ẩn mình trên núi cao đại ngàn, người Dao phải khổ công lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm kiếm. Nghề thuốc muốn duy trì và phát triển, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến, bắt bệnh và bốc thuốc.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người Dao ở Ba Vì đã tập hợp, thành lập được 9 hợp tác xã thuốc Nam để đưa nghề truyền thống phát triển bài bản hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn

Đa số người Dao ở xã Ba Vì đều có những hiểu biết nhất định về nghề trồng, chế biến thuốc Nam. Hiện nay, nhiều cây thuốc quý chỉ có ở cốt 400 trở lên. Do vậy, để hỗ trợ bà con làm nghề, Nhà nước cần có những chính sách bảo tồn các cây thuốc quý, trong đó đặc biệt quan tâm đến chế độ trồng, chăm sóc có sự tham gia của cộng đồng. Làm được như vậy, vừa bảo vệ rừng, vừa tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, cần xây dựng thương hiệu và hỗ trợ quảng bá những bài thuốc tốt của đồng bào dân tộc Dao để nhiều người biết đến...”.

Nhờ các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi phát triển kinh tế, hợp tác xã thuốc Nam của người Dao Ba Vì được ra đời. Ngoài tìm kiếm các loại thuốc quý trong rừng, những năm qua, nhiều hộ dân ở đây đã xây dựng được vườn thuốc Nam tại gia đình, vừa bảo tồn các loại thuốc quý, vừa chủ động nguồn dược liệu phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người dân xã An Phú (Mỹ Đức) có thu nhập cao hơn nhờ chuyển từ trồng lúa sang sen

Không chỉ ở vùng quê Ba Vì, đổi thay cũng đến với An Phú - xã duy nhất của huyện Mỹ Đức có đồng bào dân tộc Mường sinh sống tập trung, chiếm 68% dân số. Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự cho biết: Do địa hình nằm trong “lòng chảo”, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang nên trước khi có cây sen, người dân An Phú chỉ trồng được mỗi năm một vụ lúa. Nghề phụ không có nên cái đói, cái nghèo vẫn bủa vây người dân.

Giờ đây, được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, cả xã đã chuyển đổi được khoảng 178ha từ lúa sang sen, chủ yếu ở các thôn: Đức Dương, Đồng Văn, Đồi Dùng và một số vùng nhỏ lẻ như: Nam Hưng, Thanh Hà, Đồng Chiêm, Ái Nàng. Vừa đẹp, vừa cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân chuyển sang trồng sen ngày một nhiều. Ngoài thu hoạch hoa, lá, hạt, các hộ còn đầu tư cầu tre khắp đồng để du khách trải nghiệm, chụp ảnh, thêm nguồn thu nhập.

Cần có nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trong những năm qua, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Nội đã được Trung ương và thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế, qua đó, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh

Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết: Đến nay, cả 14 xã dân tộc miền núi của Hà Nội đã đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong đó, nhiều công trình ở các xã dân tộc miền núi còn được xây dựng quy mô lớn hơn nhiều so với xã đồng bằng như: Giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học… bởi ở các xã này có quỹ đất lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh diện mạo mới từng ngày, khu vực dân tộc thiểu số của Thủ đô vẫn còn một số khó khăn. Đó là địa hình chủ yếu là đồi núi, cách xa trung tâm; Dân cư sinh sống phân tán, dễ bị ảnh hưởng của thiên tai. Hơn nữa, kết cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí, trình độ tổ chức sản xuất, kỹ năng lao động, khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của một bộ phận còn hạn chế... Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở các xã này so với các địa phương khác còn cao.

Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân khu vực 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh đề xuất, các cấp, các ngành chức năng cần ưu tiên bố trí nguồn lực và có chính sách đặc thù để triển khai thực hiện chính sách dân tộc đã ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh đó, thành phố sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và chi phí quản lý dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch, phát triển làng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, thành phố cũng cần bổ sung các nguồn vốn vay như vốn vay giải quyết việc làm, vay hỗ trợ sản xuất, vay xuất khẩu lao động để mở rộng sản xuất, thu hút lao động, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong xây dựng Nông thôn mới...

Đọc thêm

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh

TTTĐ - Ngày 1/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã đi thăm đồng, kiểm tra sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Xem thêm