Tag

Đổi thay bên dòng Vàm Cỏ

Nhịp sống phương Nam 29/04/2025 10:00
aa
TTTĐ - Long An, vùng đất nằm ở cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã gắn liền với hai dòng sông Vàm Cỏ - Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Hai con sông này không chỉ là những tuyến đường thủy tự nhiên mà còn là biểu tượng lịch sử, văn hóa và thể hiện sức mạnh của người dân trung dũng, kiên cường qua những năm tháng gian khó. Tròn nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, những đổi thay và thành tựu rất đỗi tự hào đã cho thấy sự kiên định, mạnh mẽ trong xây dựng, kiến thiết quê hương, quyết tâm xây dựng một Long An phát triển giàu mạnh, thịnh vượng
Tiền Giang chuẩn bị kiểm soát nguồn nước bên sông Vàm Cỏ Tây Long An: Xây dựng 3 cây cầu kết nối trục động lực TP Hồ Chí Minh và Tiền Giang

“Đôi dòng” gánh nặng những chiến công

Long An có hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân. Cả hai dòng Vàm Cỏ đều bắt nguồn từ Campuchia, sau đó hòa làm một rồi đổ ra cửa biển Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi vào Cần Đước với thủy trình gần 90km.

Trong khi đó, sông Vàm Cỏ Tây dài khoảng 168km, chảy qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân An, Châu Thành, Tân Trụ rồi nhập vào sông Vàm Cỏ. Sông không chỉ là nguồn nước mà còn là nguồn sống, âm thầm "nuôi lớn" bao thế hệ cư dân ven bờ và cả vùng sông nước trù phú này.

Khu vực hợp lưu hai dòng Vàm Cỏ
Khu vực hợp lưu hai dòng Vàm Cỏ

Hai dòng sông Vàm Cỏ cũng là cung đường thủy quan trọng nhất của tỉnh Long An, có vai trò lớn trong việc cung cấp nước ngọt, xả phèn và góp phần thoát lũ cho một số địa phương. Không chỉ vậy, hai dòng sông còn được nhiều người biết đến qua thơ, nhạc và những chiến công trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Vào năm Ất Dậu 1705, nước Cao Miên có loạn, vua Nặc Ông Yêm phải cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn đã cử Cai cơ Nguyễn Cửu Vân đem quân đi đánh Nặc Ông Thâm. Ông Mai Công Hương được giao nhiệm vụ chỉ huy đoàn thuyền vận chuyển lương thực theo sau quân của Nguyễn Cửu Vân. Khi đoàn thuyền lương của ông đến Vàm Bao Ngược (khu vực hợp lưu sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây), thì bị quân địch chặn đánh.

Quân ta ít hơn, thế yếu, ông Mai Công Hương đã quyết định cho đánh chìm thuyền chở lương thực và nhảy xuống sông tuẫn tiết để lương thực không rơi vào tay giặc. Hành động cao cả và lòng trung nghĩa của Mai Công Hương đã được triều đình ghi nhận, ông được truy phong là “Vị quốc nghĩa tử thần” và cho lập miếu thờ ông với tên gọi là Miễu Ông Bần Quỳ.

Khu di tích Vàm Nhựt Tảo - nơi ghi dấu trận chiến năm xưa
Khu di tích Vàm Nhựt Tảo - nơi ghi dấu trận chiến năm xưa

Trên dòng Vàm Cỏ Đông, một chiến công lẫy lừng đã đi vào lịch sử, đó là chiến thắng Nhật Tảo vào năm 1861. Dưới sự chỉ huy tài tình và mưu lược của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, nghĩa quân đã tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ và táo bạo, thiêu rụi hoàn toàn chiếc tiểu hạm "Espérance" của thực dân Pháp ngay trên dòng sông này. Chiến thắng vang dội này không chỉ gây tiếng vang lớn trong cả nước mà còn cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Đối với dòng Vàm Cỏ Tây, nơi đây cũng chứng kiến những trang sử hào hùng không kém. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trận Hiệp Thạnh - Phú Ngãi Trị - Miễu Bà Cố vào năm 1954 là một trong những trận đánh có quy mô lớn nhất ở Long An. Chiến thắng này đã góp phần quan trọng vào việc làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của thực dân Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tiếp nối truyền thống đấu tranh, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sông Vàm Cỏ Tây tiếp tục là địa bàn hoạt động sôi nổi của lực lượng quân giải phóng. Nhiều chiến sĩ đã lập nên những chiến công xuất sắc trong việc đánh chìm tàu chiến của địch trên dòng sông này, tiêu biểu trong số đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Minh.

Bên bờ Vàm Cỏ Tây là thành phố Tân An - trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh
Bên bờ Vàm Cỏ Tây là thành phố Tân An - trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh

Sau ngày giải phóng 30/4/1975, khi đất nước thống nhất, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh, người dân Long An đã phát huy tinh thần đoàn kết, dựa vào nguồn tài nguyên từ hai dòng sông Vàm Cỏ để từng bước khôi phục và phát triển kinh tế.

Những cánh đồng lúa ven sông được khai hoang, mở rộng, trở thành nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp. Các tuyến giao thông đường thủy trên sông cũng dần được khôi phục, góp phần vào quá trình tái thiết và vươn lên của tỉnh.

Hai dòng Vàm Cỏ, vì thế, không chỉ là những dòng chảy tự nhiên mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và tinh thần kiên cường của người dân Long An, góp phần tô thắm thêm truyền thống "Trung dũng, kiên cường" của vùng đất này.

Đổi thay bên đôi dòng Vàm Cỏ

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng (30/4/1975 - 30/4/2025), Long An đã lột xác từ một vùng đất thuần nông, chịu nhiều mất mát trong chiến tranh để trở thành một trong những tỉnh phát triển năng động bậc nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.

Hai dòng Vàm Cỏ không chỉ giữ chức năng “mạch máu” trong nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự chuyển mình toàn diện của tỉnh nhà trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, được minh chứng qua những con số ấn tượng.

Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ
Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ

Về kinh tế, Long An hiện là một trong những tỉnh dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Theo số liệu chính thức, tính đến cuối năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đạt khoảng 168.108 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8 - 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, với công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, trở thành động lực tăng trưởng chính.

Phát huy tối đa lợi thế của một tỉnh “cửa ngõ” giữa miền Tây và TP Hồ Chí Minh, Long An thuộc top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024. Theo đó, đến đầu năm 2025, Long An có 2.250 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 474.578,3 tỷ đồng và 1.483 dự án FDI với tổng vốn trên 14,2 tỷ USD.

Tàu vận tải trên sông Vàm Cỏ Đông
Tàu vận tải trên sông Vàm Cỏ Đông

Tỉnh hiện có 36 khu công nghiệp được thành lập và có 17 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tập trung chủ yếu ở các huyện ven sông như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc và thành phố Tân An.

Những năm qua, địa phương luôn quan tâm dành nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, các dự án giao thông trọng điểm được xây dựng đang góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh, kết nối với các địa phương khác trong khu vực.

Nông nghiệp Long An cũng chuyển mình mạnh mẽ, đóng góp khoảng 23,40% vào GRDP toàn tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt hơn 3,18 triệu tấn, đưa Long An trở thành một trong những vựa lúa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, các vùng chuyên canh cây ăn trái như thanh long Châu Thành, chanh không hạt Tân Trụ, rau sạch Đức Hòa... đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.

Đua xuồng ba lá ở tỉnh Long An
Đua xuồng ba lá ở tỉnh Long An

Đời sống Nhân dân Long An đã cải thiện rõ rệt, GRDP bình quân đầu người đạt 107,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo gần như đã hoàn thành. Hệ thống giáo dục, y tế được đầu tư mạnh mẽ.

Nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ đổi thay, Long An đã biến những khó khăn, mất mát của chiến tranh thành sức mạnh nội tại để vươn lên. Hai dòng Vàm Cỏ không chỉ là minh chứng lịch sử mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, nuôi dưỡng đất đai và con người Long An.

Tinh thần đoàn kết, cần cù và nghĩa tình của người dân nơi đây, cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp, đã và đang là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Long An trong tương lai.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

TTTĐ - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, từ một vùng đất ven biển với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Những thành quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đã góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “điểm sáng” trên bản đồ phát triển của cả nước.
TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp về an ninh trật tự (ANTT) để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.
"Địa chỉ đỏ" rộn ràng mừng ngày giải phóng Nhịp sống phương Nam

"Địa chỉ đỏ" rộn ràng mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, di tích Dinh Độc Lập (Quận 1) trở thành điểm thu hút nhất của người dân và du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh. Càng gần đến giờ phút trọng đại, dòng người tìm về đây càng thêm náo nhiệt, cùng nhau tham quan và trân trọng những khoảnh khắc đáng nhớ.
TP Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã đến viếng và dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng liệt sĩ.
“Mũi giáp công thép” trong chiến dịch giải phóng miền Nam Xã hội

“Mũi giáp công thép” trong chiến dịch giải phóng miền Nam

TTTĐ - Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn 7 được ví như “mũi giáp công thép” trên hướng Đông Nam - nơi cửa ngõ quyết định vận mệnh Sài Gòn. Với khí thế thần tốc, táo bạo, bất ngờ, các chiến sĩ Sư đoàn 7 đã lập nên chiến công vang dội, góp phần tạo nên thắng lợi trọn vẹn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, khép lại trang sử hào hùng 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Cái kết trong phiên bản đặc biệt "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" Nhịp sống phương Nam

Cái kết trong phiên bản đặc biệt "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"

TTTĐ - Tại buổi giao lưu với đoàn làm phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đã tiết lộ thêm về cái kết trong phiên bản đặc biệt cũng như giải đáp nhiều thắc mắc của khán giả xung quanh bộ phim về lịch sử được trình chiếu nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
TP Hồ Chí Minh lung linh với màn trình diễn 10.500 drone Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh lung linh với màn trình diễn 10.500 drone

TTTĐ - Tối 28/4, trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP Hồ Chí Minh đã xác lập kỷ lục với việc trình chiếu nghệ thuật bằng 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) khiến cả bầu trời lung linh, mãn nhãn người xem xen lẫn sự tự hào.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ Camera 360 trẻ

Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ cấp Trung ương.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Xem thêm