Tag
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Tin tức 08/05/2025 12:11
aa
TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 100% chi bộ sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình

Áp dụng nền tảng công nghệ số trong lấy ý kiến Nhân dân

Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các tài liệu kèm theo. Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết đã chính thức bắt đầu từ ngày 6/5/2025 và sẽ hoàn thành vào ngày 5/6/2025 với tinh thần dân chủ, thực chất, bằng nhiều hình thức đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 ở thời điểm hiện nay là yêu cầu tất yếu của thực tiễn sau hơn 1 thập kỷ thực hiện. Nhiều quy định của Hiến pháp năm 2013 dù đã góp phần ổn định tổ chức bộ máy và phát huy dân chủ nhưng đang bộc lộ những giới hạn và khoảng trống, nhất là trước yêu cầu tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, đặc biệt trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính.

Việc sửa đổi cũng củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội, từ đó không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân mà phải là chủ thể có quyền năng giám sát thực chất, phản biện chính sách, tham gia thiết kế chính sách công. Đồng thời, việc sửa đổi cũng tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Đây là vấn đề chưa có tiền lệ nhưng đang đặt ra cấp bách, cần được Hiến pháp quy định.

Uỷ ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 xác định cần đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, động viên sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng điện tử VneID.

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ thảo luận tại tổ Hà Nội

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ (đoàn TP Hà Nội), từ đầu năm 2025, Quốc hội đã quyết định chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

Ngày 6/5, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã công bố kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo này đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đánh dấu một bước tiến bộ đáng kể.

Điểm khác biệt trong lần lấy ý kiến này là ngoài các hình thức truyền thống, chúng ta đã áp dụng nền tảng số thông qua ứng dụng VNeID. Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân.

Để việc lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đảm bảo quy trình, quy định, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần chủ động xây dựng lộ trình tham vấn xã hội rộng rãi, khoa học để "dân biết, dân bàn, dân góp ý", đồng thời dân phải đồng thuận cao. Cùng đó, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật lập hiến theo hướng ngôn ngữ rõ ràng, nhất quán.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, việc lấy ý kiến Nhân dân và tiếp thu ý kiến Nhân dân là việc làm hết sức quan trọng, hết sức cần thiết. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc rất hệ trọng, trong khi thời gian thực hiện không nhiều, do đó việc tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia là vô cùng quan trọng.

Đại biểu cho rằng, Ủy ban dự thảo cần tổ chức nhiều buổi tọa đàm với các nhà khoa học, các chuyên gia là những người đã tham gia nhiều trong lĩnh vực lập pháp trong và ngoài nước, lĩnh vực Mặt trận Tổ quốc để có được những ý kiến đóng góp sắc bén, chất lượng vào quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) phát biểu tại hội trường

Sửa đổi một số điều căn bản phục vụ yêu cầu tinh gọn bộ máy

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhiệm vụ hệ trọng, tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hiệu quả, dành nguồn lực cho phát triển đất nước, chăm lo an sinh xã hội được tốt hơn. Tại Kỳ họp này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ chỉ tập trung vào 8/120 Điều, phục vụ yêu cầu tinh gọn bộ máy, không mở rộng ra lĩnh vực khác

Tại dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đề xuất sửa đổi Điều 110 về phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Dự thảo không liệt kê cụ thể các loại đơn vị hành chính mà chỉ nêu rằng đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Lý giải việc này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thuỷ cho biết, lý do là để rút kinh nghiệm từ Điều 110 của Hiến pháp hiện hành, vốn quy định quá cụ thể, dẫn đến thiếu linh hoạt trong tổ chức đơn vị hành chính. Hơn nữa, cụm từ “đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” đã được sử dụng tại Điều 74, Điều 76, và Điều 86 của Hiến pháp, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, nên việc sử dụng cụm từ này không phải là mới và vẫn phù hợp với các quy định hiện hành.

Trong quá trình xây dựng và biên tập dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến còn băn khoăn về quy định chuyển tiếp tại khoản 3, Điều 2, liên quan đến việc chỉ định các chức danh thuộc HĐND và UBND tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Tính đến sáng ngày 8/5, đã có 4.768 ý kiến đóng góp trên ứng dụng VNeID

Đại biểu cho rằng cơ chế chỉ định này phù hợp, bởi nhiệm kỳ của HDNĐ tại các đơn vị hành chính hiện nay chỉ kéo dài đến đầu năm 2026, thời gian còn lại rất ngắn. Việc sắp xếp đơn vị hành chính lần này diễn ra trên quy mô toàn quốc, với quy mô lớn, như nhập ba tỉnh thành một hoặc nhập 57 xã thành một đơn vị hành chính cấp xã.

Sự thay đổi này khiến các đại biểu HĐND tại các đơn vị trước sắp xếp khó có điều kiện theo dõi, đánh giá chính xác năng lực, trình độ, và khả năng đảm đương công việc của các cán bộ sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại đơn vị hành chính mới. Vì vậy, chỉ định là giải pháp hợp lý.

Tuy nhiên, về thẩm quyền chỉ định, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn. Dự thảo quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên, Trưởng ban, và Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh. Quy định này phù hợp với thẩm quyền phê chuẩn hiện nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các chức danh do HĐND bầu, chỉ bổ sung thêm Trưởng ban. Đối với cấp xã, dự thảo quy định Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban của HĐND cấp xã, cũng như Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

Quy định này gây băn khoăn về nguyên tắc quản lý hành chính, bởi theo luật hiện hành, Chủ tịch UBND cấp trên phê chuẩn các chức danh do HĐND cấp xã bầu, còn cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Việc giao Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định các chức danh cấp xã có thể chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý hành chính, mặc dù phù hợp với Kết luận số 150 của Bộ Chính trị. Đo đó, đại biểu đề nghị các cấp có thẩm quyền cân nhắc điều chỉnh thẩm quyền chỉ định để đảm bảo phù hợp hơn với nguyên tắc quản lý hành chính hiện nay.

Sửa đổi một số điều, đại hội sau sẽ tính việc sửa đổi căn bản

Nêu ý kiến phát biểu tại tổ ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết hiện tại nhưng phải được thực hiện đảm bảo đúng quy trình theo đúng quy định và lấy ý kiến của Nhân dân.

Tổng Bí thư mong các đại biểu Quốc hội sẽ lắng nghe ý kiến của Nhân dân để tập trung thảo luận, sửa đổi một số điều của Hiến pháp và xây dựng pháp luật.

Tổng Bí thư thông tin thêm nếu có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản nhưng chắc phải đến kỳ đại hội sau mới tính đến việc này.

Việc này sẽ dựa trên đánh giá toàn diện về cương lĩnh và định hướng phát triển sâu rộng của đất nước sau 40 năm đổi mới, nhằm đảm bảo phù hợp với các mục tiêu chiến lược quốc gia.

Đọc thêm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc Tin tức

Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc

TTTĐ - Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2025 với việc phân bổ 44.000 tỷ đồng chi chế độ cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn và 6.623 tỷ đồng để miễn học phí.
Xem thêm