Đổi lan rừng lấy nhu yếu phẩm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch
Đó là câu chuyện về tấm lòng cao đẹp của anh Nguyễn Hà Anh Tuấn (SN 1985) và chị Nguyễn Hà Mai Thảo (SN 1987) chơi lan tại Đà Nẵng. Những ngày qua, vườn lan của anh Tuấn và chị Thảo luôn tất bật. Hai anh chị cùng nhân viên bận rộn chuẩn bị giá thể, sang chậu mới cho các cây lan phi điệp để giao cho khách trong chương trình "Đổi lan rừng lấy nhu yếu phẩm làm từ thiện".
![]() |
Anh Tuần và chị Thảo cùng kế hoạch đổi lan rừng thành nhu yếu phẩm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch |
Ý tưởng này được anh Tuấn và chị Thảo ấp ủ, triển khai khi Đà Nẵng bùng đợt dịch thứ 4 vào đầu tháng 5/2021. "Lúc đầu, mình chủ yếu hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn, người lang thang, bán vé số. Sau này, mở rộng hỗ trợ thêm các chốt kiểm dịch, khu phong tỏa", Thảo nói.
Chỉ cần lên Facebook chốt lan, người mua có thể tự mua mì hoặc nước lọc mang đến đổi hoặc Thảo sẽ cử nhân viên ship lan đến tận nhà và thu nhu yếu phẩm về. Nhiều người chơi lan ở TP Hồ Chí Minh, Huế, Quảng Trị, Điện Biên... cũng biết đến và đặt ủng hộ.
![]() |
![]() |
Vuờn lan được anh chị chăm sóc rất cẩn thận |
Thay vì gửi tiền mặt từ 500.000 đến 1 triệu đồng cho một giò lan rừng phi điệp, người mua sẽ thanh toán bằng mì gói, nước lọc, khẩu trang... Số nhu yếu phẩm này sẽ được trao đến lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và người dân ở khu phong tỏa. Tính đến nay, hơn 1.500 chậu lan rừng đã được anh chị đổi lấy các nhu yếu phẩm.
Trung úy Đoàn Hồng Quang (Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Hòa Vang) hào hứng chia sẻ: “Tấm lòng của các mạnh thường quân trong lúc này, chúng tôi xin ghi nhận. Tất cả đều đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, cố gắng bảo đảm quân số 100% để kiểm soát được dịch bệnh, với mong muốn Đà Nẵng của chúng ta quay trở lại hoạt động bình thường trong thời gian sớm nhất”.
![]() |
Những người chủ vườn lan mong muốn được lan tỏa tinh thần đồng lòng, chung sức chống dịch |
“Chúng tôi không quy định cụ thể chủng loại, chỉ cần là mì tôm, nước lọc bảo đảm hạn sử dụng là có thể đổi lấy những giò hoa lan này. Mỗi giò lan được quy đổi thành 1 đến 5 thùng mì. Tuy nhiên cũng có trường hợp đổi 1 giò lan lớn được đến 50 thùng mì. Qua đó có thể nói giá trị quy đổi chủ yếu dựa trên tấm lòng nhân ái của mỗi người. Ai lấy giò nào thì tự định giá giò lan đó”, anh Tuấn cho biết.
Hai anh chị hy vọng ý tưởng này sẽ đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ thành phố phòng, chống Covid-19. Đối với anh Tuấn và chị Thảo, việc làm này xuất phát từ mong muốn lan tỏa được tinh thần sẻ chia, "lá rách ít đùm lá rách nhiều", để những người không giàu có vẫn có thể góp chút sức hỗ trợ chống dịch.
![]() |
Chương trình của anh chị vẫn còn tiếp tục với mong muốn giúp đỡ cho thật nhiều người |
“Đây là lần đầu tiên chương trình hỗ trợ những chốt kiểm soát dịch trên địa bàn thành phố. Hiện vườn lan vẫn còn khoảng 2.000 giò lan sẵn sàng quy đổi ra mì tôm, nước lọc, khẩu trang để ủng hộ tuyến đầu của thành phố chống dịch. Chương trình sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới và hy vọng lan tỏa đến nhiều mạnh thường quân khác”, anh Tuấn cho biết thêm.
Trước đó, chương trình đã tổ chức 3 đợt trao quà, hỗ trợ 1.500 thùng mì, nước lọc và tiền mặt từ 50.000 - 100.000 đồng/phần cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng

Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống

Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc

Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ninh Thuận: Hơn 300 đoàn viên hành trình về nguồn

Lớp học AI miễn phí của Đoàn

Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025
