Diện mạo nông thôn Hà nội thay đổi nhờ chương trình Nông thôn mới
![]() |
Đời sống nhân dân vùng nông thôn mới Thủ đô không ngừng được cải thiện, nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018)
Bài liên quan
Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nông dân
10 năm xây dựng nông thôn mới Thủ đô: Diện mạo khởi sắc, tư duy thay đổi
Lấy phát triển sản xuất làm gốc để nâng cao thu nhập
Nhiều kết quả vượt chỉ tiêu sớm trong xây dựng nông thôn mới
Tiêu chí hộ nghèo giảm rõ rệt
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm từ 7,52% (116.057 hộ nghèo) đầu năm 2011 xuống còn 0,96% (17.260 hộ nghèo) cuối năm 2015. Trong đó khu vực nông thôn giảm từ 11,25% (172.850 hộ nghèo) năm 2011 xuống còn 1,5% (15.969 hộ nghèo) cuối năm 2015.
Trong 5 năm đã có 620.786 lượt hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn với tổng số trên 7.800 tỷ đồng; 58.927 lượt học sinh, sinh viên được tiếp cận nguồn vay ưu đãi số tiền gần 670 tỷ đồng và nhiều chương trình cho vay đối với hộ khó khăn khác. 1.235.058 lượt người nghèo, cận nghèo, dân các xã thuộc chương trình 135 được cấp thẻ, số tiền là hơn 749 tỷ đồng; 42.172 lượt học sinh được miễn, giảm học phí, tổng kinh phí miễn giảm 21,5 tỷ đồng; có 208.590 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập, số tiền gần 190 tỷ đồng; 336.508 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với số tiền trên 125 tỷ đồng.
Thành phố có trên 169.000 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng tại xã phường, thị trấn. Mức chuẩn trợ cấp hàng tháng là 350.000 đồng/ hệ số 1. Tổng kinh phí trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội hằng năm từ 800 tỷ đến gần 1.000 tỷ đồng. Có 42.320 lượt người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thoát nghèo được trợ cấp mức 350.000 đồng/người/tháng, số tiền trên 164 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 đến nay, Thành phố tập trung hỗ trợ xây sửa nhà ở cho trên 8.000 người có công với cách mạng trong năm 2017 và 4.166 nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn trong năm 2018. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố theo chuẩn mới đã giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 1,16% (cuối năm 2018), trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018).
Đến nay, có 376/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 49 xã so với cuối năm 2015, còn 10 xã chưa đạt.
Gia tăng số lao động có việc làm
Trong giai đoạn 2010-2015, Hà Nội đã tổ chức được 3.675 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 127.763 lượt người tham gia học nghề. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề toàn Thành phố đạt 82,56%. Thành phố đã tổ chức 573 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được 13.912 lao động đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%.
Giai đoạn 2016 đến nay, Thành phố giải quyết việc làm cho trên 492.000 lượt lao động; xét duyệt cho vay vốn từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác với số tiền trên 2.442 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 103.866 lao động; đưa 8.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đồng thời, Thành phố cũng tổ chức 487 phiên giao dịch việc làm, có 73.356 lao động được tuyển dụng. Quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 142.107 người với số tiền 2.314 tỷ đồng; quyết định hỗ trợ học nghề cho 6.335 người với số tiền trên 21,7 tỷ đồng. Khai trương và đưa vào hoạt động 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh; 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2018 chỉ còn 1,91%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,6%.
Trên địa bàn Thành phố hiện có 370 cơ sở dạy nghề. Từ năm 2016-2018 các cơ sở đã đào tạo nghề cho 542.338 lượt người, trong đó đào tạo nghề cho 70.158 lao động nông thôn. Với kết quả tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 34,8% năm 2010; 56,93% năm 2016 và cuối năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 61,38%. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề năm 2018 là 85%.
Đến nay, có 385 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí Lao động có việc làm, tăng 8 xã so với cuối năm 2015, còn 1 xã Ba Vì của huyện Ba Vì chưa đạt.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân đã đạt được những kết quả khá tích cực.
Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chuyển biến tích cực; kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hoá - xã hội, thể thao có chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hoá và xã hội hoá; chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh được đảm bảo.
Đặc biệt, các vấn đề về an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng lên, tạo thế và lực mới cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới
