Đề xuất quy định bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ
Bắt cán bộ Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng Khởi tố, bắt tạm giam hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên |
Sáng 24/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày dự án Luật Dẫn độ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sau hơn 16 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, nhiều quy định liên quan đến dẫn độ đã bộc lộ bất cập, cần được sửa đổi, hoàn thiện bằng một đạo luật riêng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, việc xây dựng luật nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ. Đây cũng là cơ sở pháp lý để ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đáng chú ý, một điểm mới quan trọng của dự thảo luật là quy định cho phép bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ, được quy định tại Điều 33.
Theo đó, trong trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam bắt người để dẫn độ khẩn cấp theo điều ước quốc tế mà hai bên cùng tham gia, việc bắt giữ có thể được thực hiện ngay cả khi chưa có yêu cầu dẫn độ chính thức, với điều kiện nước yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin và có cam kết thực hiện nghĩa vụ liên quan.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. |
Văn bản yêu cầu bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ gồm nhiều nội dung, như lý do, mục đích, thông tin về tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với người bị yêu cầu…
Nội dung trong văn bản này còn có cam kết bồi thường thiệt hại trong trường hợp có oan, sai đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ…
Trường hợp nước yêu cầu chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ với Việt Nam, dự thảo nêu rõ trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Việc bắt giữ trong trường hợp này sẽ tuân theo Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự, áp dụng khi có căn cứ rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này nhằm ngăn chặn nguy cơ người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn, đồng thời bảo đảm việc thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự xuyên biên giới.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng |
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành quy định trên. Đây là quy định mới nhằm nội luật hóa cam kết của Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế về dẫn độ, giải quyết vướng mắc, khó khăn trên thực tế, bảo đảm việc thực hiện yêu cầu dẫn độ được hiệu quả, tránh trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành chưa có quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ khi chưa có yêu cầu dẫn độ chính thức. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với VKSND tối cao đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Cũng theo cơ quan thẩm tra, cần quy định cụ thể ngay trong luật này về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ.
Dự thảo Luật Dẫn độ cũng quy định xử lý trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ của Việt Nam tại Điều 25.
Theo đó, trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam, cơ quan lập yêu cầu dẫn độ lập yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đến VKSND tối cao, đề nghị chuyển hồ sơ vụ án cho nước ngoài để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Dự thảo luật giao Bộ trưởng Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng VKSND Tối cao hướng dẫn chi tiết điều này.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng, việc chuyển giao hồ sơ vụ án hình sự cho nước ngoài để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự với trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ công dân nước ngoài là cần thiết.
Theo cơ quan thẩm tra, quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, không bỏ lọt tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa và tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, với trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam, cơ quan thẩm tra đề nghị có đánh giá tác động, cân nhắc kỹ về tính khả thi.
Cơ quan thẩm tra cũng cơ bản tán thành quy định về thông báo liên quan đến hình phạt tử hình với người bị yêu cầu dẫn độ.
Dự thảo Luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành hình phạt tử hình với người bị yêu cầu dẫn độ.
Theo Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, quy định trên góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dẫn độ, đặc biệt là trước các yêu cầu từ những quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đoàn đại biểu TP Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Xúc động những dòng ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Quốc hội sẽ chất vấn 2 Bộ trưởng

TP Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí
