Tag
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

Tin tức 24/05/2025 07:42
aa
TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vừa qua đời ở tuổi 88. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Nữ tướng Nguyễn Thị Định Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng

Người kỹ sư địa chất có tầm nhìn chiến lược

Sinh năm 1937 tại Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sớm tham gia cách mạng và học tập tại Đại học Bách khoa Hà Nội, chuyên ngành địa chất.

Trong gần 30 năm công tác trong ngành bản đồ địa chất (1959-1986), ông đã đi khắp các miền rừng núi, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Điển hình là công trình “Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” (xuất bản năm 1981) mà ông là đồng tác giả (công trình hợp tác Liên Xô - Việt Nam) - là một công trình quy mô lớn mang ý nghĩa chiến lược trong quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế-xã hội.

Ngoài công trình này, ông còn cùng với các đồng sự trong Cục Bản đồ địa chất lập Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (xuất bản năm 1988). Hai công trình này được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ năm 2005.

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp gỡ công nhân Công ty Than Khe Chàm đang khai thác than trong hầm lò (2002). Ảnh TTXVN

Trên cương vị là Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất Việt Nam, ông đã tổ chức triển khai toàn diện các công tác điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản trên phạm vi cả nước. Đồng thời, tổ chức lại hệ thống các đơn vị địa chất trong điều kiện đất nước đã thống nhất. Cùng với đó là giúp nước bạn Lào và Campuchia tổ chức mới liên đoàn địa chất...

Là Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất đầu tiên, ông rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, cũng như từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, kỹ thuật trong ngành.

Trong thập niên 1990, khi đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách ngành dầu khí, ông đã trực tiếp chỉ đạo, điều hành ngành trong giai đoạn phát triển mới. Cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương đặc biệt quan tâm và trực tiếp chỉ đạo quyết định đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ.

Với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết tâm dám làm, ông đã mạnh dạn đề xuất vay 60 triệu USD từ Nhật Bản để triển khai dự án đường ống dẫn khí vào bờ. Quyết định này đã đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, đưa ngành dầu khí bước vào kỷ nguyên mới, tạo ra nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Thành công của dự án đã mở đường cho sự phát triển của cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Phú Mỹ, góp phần nâng cao công suất điện và đa dạng hóa nguồn năng lượng quốc gia.

Sự phát triển của cụm công nghiệp này không chỉ giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng quốc gia mà còn tạo ra sản lượng điện lớn, tương đương nhà máy thủy điện Hòa Bình, góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện toàn quốc, nhất là cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam. Đây cũng là minh chứng rõ ràng về tầm nhìn xa trông rộng và quyết đoán của ông cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
Đồng chí Trần Đức Lương (giữa) thăm PDC tại Cổ Nhuế năm 1986

Dấu ấn trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước

Từ một kỹ sư địa chất, ông từng bước trưởng thành trong công tác Đảng và Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và là Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa.

Quá trình công tác của ông gắn liền với thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Với sự điềm đạm, quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc củng cố thể chế chính trị, phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Đặc biệt, trong suốt nhiệm kỳ gần một thập kỷ trên cương vị Chủ tịch nước, ông đã cùng với tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa đất nước vượt qua nhiều thử thách, giữ vững ổn định chính trị và tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một trong những dấu ấn lớn trong nhiệm kỳ của đồng chí là việc thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đồng chí Trần Đức Lương đã thực hiện nhiều chuyến thăm chính thức đến các quốc gia lớn, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu những bước đi chiến lược trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - một cột mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đối ngoại, nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương cũng luôn chú trọng đến công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân. Ông đặc biệt quan tâm đến công cuộc cải cách hành chính và cải cách tư pháp – những yếu tố then chốt trong việc xây dựng một bộ máy Nhà nước liêm chính, hiệu lực, hiệu quả.

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp gỡ tài năng trẻ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và thể thao đã giành được các giải cao quốc tế. Ảnh TTXVN

Nhắc về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương còn nhắc về một đảng viên trung kiên, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cộng sản. 65 năm kể từ ngày đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản là 65 năm rèn luyện, cống hiến không ngừng nghỉ trên mọi cương vị công tác. Ông sống thầm lặng, làm việc tận tụy, để lại nhiều giá trị bền lâu trong chính sách và trong ký ức của những người từng đồng hành cùng ông.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Đức Lương là biểu tượng cho tinh thần cống hiến không mệt mỏi vì sự phát triển và trường tồn của đất nước. Những đóng góp to lớn và quý báu của đồng chí sẽ mãi được khắc ghi trong lòng Nhân dân và trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đúng 7 giờ sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn "Hồn tử sĩ."
TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại thành phố.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng tải bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí Tin tức

Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, không chỉ tài sản công, trên thị trường có nhiều tài sản tư, nhiều ngôi nhà, tòa nhà bị bỏ hoang, ngay chợ Bến Thành có tòa nhà khung xương để suốt...
Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”, đổi mới phải thấm xuống cấp xã Tin tức

Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”, đổi mới phải thấm xuống cấp xã

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong thực thi, vì vậy, Chính phủ cần làm cho tinh thần đổi mới "thấm" xuống cấp xã...
Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu? Bảo vệ người tiêu dùng

Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu?

TTTĐ - Nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hậu Giang đặt vấn đề về vai trò quản lý Nhà nước như thế nào khi mà cả chợ Ninh Hiệp ở Gia Lâm công khai bán hàng giả, hàng nhái.
ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tin tức

ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TTTĐ - Cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm 2025 là mục tiêu ngắn hạn nên không thể tìm các động lực mới, đại biểu Quốc hội đề xuất các giải pháp: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; giữ vững và mở rộng thị trường nội địa; đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thúc đẩy phát triển kinh tế đêm...
Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang trong hai ngày 24 - 25/5.
Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Xem thêm