Tag

Đẩy mạnh trồng cây ăn quả giá trị cao, hướng đi mới của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Nông thôn mới 25/03/2021 10:56
aa
TTTĐ - Hà Nội xác định năm 2021, toàn thành phố sẽ chăm sóc, cải tạo hơn 1.000ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao hiện có, đồng thời trồng mới khoảng 500ha cây ăn quả các loại.
Sớm quy hoạch canh tác cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc Hai chàng trai 9X trồng 230 ha cây trái sạch theo tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới 250 gian hàng tham gia Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình Tập trung nguồn lực nâng cấp hạ tầng

Phát triển các vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cây ăn quả đang trở thành nhóm cây chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác. Hiện, toàn thành phố có hơn 21.880ha cây ăn quả các loại (tăng 39% so với năm 2015); sản lượng quả năm 2020 đạt 300.886 tấn (tăng 35% so với năm 2015).

Cùng với đó, thành phố tập trung phát triển 4 loại cây ăn quả chủ lực (chiếm 62% tổng diện tích) gồm: Chuối, cam Canh, bưởi, nhãn chín muộn. Thành phố cũng hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang hỗ trợ các địa phương xây dựng chuỗi liên kết với doanh nghiệp bảo đảm đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả; Hỗ trợ các hộ dân trồng mới, ghép, cải tạo hơn 10.000ha cây ăn quả, trong đó có hơn 1.000ha đã được ứng dụng công nghệ cao. Thàn phố xây dựng được 12 nhãn hiệu tập thể về cây ăn quả như: Bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, phật thủ Đắc Sở (Hoài Đức), cam canh Kim An (Thanh Oai), bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, bưởi Sóc Sơn, nhãn chín muộn Đại Thành (Quốc Oai)... Nhờ vậy, giá trị sản xuất cây ăn quả đã đạt 400-650 triệu đồng/ha, một số mô hình đạt 1 tỷ đồng/ha.

Đẩy mạnh trồng cây ăn quả giá trị cao, hướng đi mới của ngành Nông nghiệp Thủ đô
Mô hình trồng bưởi Diễn ở Phúc Thọ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương

Ông Nguyễn Văn Quyết ở thôn Quảng Đại (xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) - một trong những hộ trồng cây ăn quả quy mô lớn cho biết: Nhờ được tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vật tư... vườn cây ăn quả rộng 3ha của gia đình đã hạn chế sâu bệnh, mẫu mã đồng đều, sản phẩm sáng và đẹp hơn.

Vụ bưởi 2020 - 2021, tuy nhiều nhà vườn khó bán sản phẩm nhưng với mô hình đã được cấp chứng nhận VietGAP, việc tiêu thụ bưởi của gia đình ông Quyết rất thuận lợi, giá bán cao hơn thị trường 3.000-5.000 đồng/quả, hiệu quả kinh tế tăng gần 20%...

Không riêng hộ ông Quyết, hiện nay, diện tích cây ăn quả toàn thị xã Sơn Tây đã đạt hơn 180ha, tập trung tại các xã: Cổ Đông, Sơn Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ... Đa số loại cây ăn quả (bưởi, chuối, nhãn chín muộn, táo, cam Canh...) trước đây được nông dân sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, nâng cao giá trị sản phẩm, ngành nông nghiệp thị xã Sơn Tây đã tích cực hỗ trợ nông dân triển khai xây dựng mô hình thâm canh bưởi VietGAP và cho kết quả khả quan trong những năm gần đây.

Không chỉ có thị xã Sơn Tây, tại xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), không ít hộ dân đã vươn lên làm giàu nhờ cây bưởi. Vụ bưởi năm nay, hộ ông Cao Văn Mai, ở xã Vân Hà thắng lớn khi 300 gốc cho thu hoạch tới 6 vạn quả. 5 năm trở lại đây, nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ mà bưởi sai quả, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Theo thống kê của UBND huyện Phúc Thọ, hiện toàn huyện có hơn 300ha trồng bưởi, cho hiệu quả kinh tế bình quân đạt 500 - 600 triệu đồng/ha.

Cùng với bưởi Diễn, Hà Nội còn nhiều giống bưởi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao như bưởi Tam Vân, bưởi đường Hiệp Thuận, bưởi thồ Bạch Hạ, bưởi đường La Tinh, bưởi Quế Dương, bưởi tôm vàng Đan Phượng… Do trồng xen nhiều giống bưởi khác nhau nên các vùng bưởi của Hà Nội luôn cho năng suất cao, đạt trung bình từ 20 - 22 tạ/ha.

Đặc biệt, các giống bưởi này có thời gian thu hoạch dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau nên đáp ứng yêu cầu rải vụ và tiêu thụ quả. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, toàn thành phố có 5.700ha trồng bưởi, sản lượng đạt trên 62.000 tấn/năm.

Hướng tới thị trường tiêu thụ bền vững

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, sản phẩm cây ăn quả của Hà Nội tương đối đa dạng và theo mùa. Trong đó, 62% diện tích trồng các loại quả đặc sản: Cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối sử dụng giống nuôi cấy mô, ổi Đông Dư...

Ngoài ra, một số giống cây ăn quả mới du nhập và phát triển trên địa bàn thành phố, như: Xoài chịu lạnh, thanh long ruột đỏ, táo, ổi không hạt, đu đủ ruột tím... bước đầu cũng cho giá trị kinh tế cao.

Đẩy mạnh trồng cây ăn quả giá trị cao, hướng đi mới của ngành Nông nghiệp Thủ đô
Hà Nội lên kế hoạch trồng mới khoảng 500ha cây ăn quả các loại trong năm 2021

Đặc biệt, các mô hình hỗ trợ phát triển cây ăn quả ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP đang chứng minh rõ tính hiệu quả. Từ thực tiễn đó, năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu chăm sóc, cải tạo hơn 1.000ha cây ăn quả hiện có thông qua kỹ thuật mới (lai ghép, cải tạo giống, cải tạo đất...) và trồng mới khoảng 500ha cây ăn quả các loại.

Để nâng cao trình độ sản xuất cho người dân, trong những năm qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho hàng nghìn lượt cán bộ, nông dân tại các quận, huyện về kỹ thuật trồng mới, thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi; Đặc biệt là tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ngành nông nghiệp còn chú trọng đến công tác xây dựng nhãn hiệu và tạo dựng thị trường bền vững.

Đến nay, Sở đã phối hợp với các địa phương xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể: “Bưởi Quế Dương”, “Bưởi Phúc Thọ”, “Bưởi Chương Mỹ”, "Bưởi thồ Bạch Hạ", "Bưởi tôm vàng Đan Phượng". Bên cạnh những thị trường truyền thống, thành phố đang bước đầu đưa sản phẩm lên sàn giao dịch nông sản Hà Nội cùng nhiều kênh khác để tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Hà Nội có thế mạnh rất lớn về cây bưởi, sản phẩm quả được người tiêu dùng đánh giá cao và đưa vào tiêu thụ tại một số hệ thống siêu thị như Hapro, Vinmart… Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ còn khiêm tốn, chủ yếu qua kênh thương lái. Do đó, thành phố đã và đang đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ cao vào trồng bưởi cũng như bảo quản để có thể tiến tới xuất khẩu sang thị trường các nước như sản phẩm nhãn chín muộn.

Đọc thêm

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Xem thêm