Tag

Đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ thực phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh

Nông thôn mới 06/10/2021 16:38
aa
TTTĐ - Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với 45 tỉnh, thành phố (1.130 cơ sở) của cả nước, cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhờ đó, cuộc sống của người dân vẫn ổn định, tình hình giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh vẫn được gắn kết bền chặt.
Xây dựng thương hiệu từ chuỗi nông sản hữu cơ, OCOP Hà Nội tái đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm những tháng cuối năm Bài 2: Nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm Hà Nội yêu cầu người dân vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm phải quét mã QR

Đảm bảo nguồn cung nông sản trong mọi tình huống

Từ năm 2015, được sự quan tâm, đồng hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố phía Bắc đã thực hiện Chương trình phối hợp giao thương, phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho người dân Thủ đô.

Kết quả sau 6 năm thực hiện, Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố đã kết nối sản xuất, quản lý chất lượng chủ động, tích cực hơn. Xây dựng và phát triển được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (chiếm 48% của cả nước). Trong đó, riêng Hà Nội xây dựng và phát triển được 141 chuỗi.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ thực phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh
Hà Nội đang đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ thực phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô

Đáng nói, các chuỗi liên kết đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tích cực hưởng ứng tham gia. Nhiều chuỗi được tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các thương hiệu sản phẩm mạnh trên thị trường.

Có thể kể tới như: Thịt lợn A-Z của Hợp tác xã Hoàng Long; Thịt lợn của chuỗi cung ứng Oganic Green; Trứng gà của Công ty CP Tiên Viên; Nấm xuất xưởng từ Công ty Kinoko Thanh Cao…

Đặc biệt, trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với 45 tỉnh, thành phố với tổng số 1.130 cơ sở của cả nước để cung cấp cho Hà Nội trung bình trong 1 tháng trên 92.000 tấn rau, củ, trái cây; Trên 13.000 tấn thịt gia súc gia cầm; Hơn 31 triệu quả trứng; Khoảng 11 tấn thủy sản và gần 233 tấn gạo cùng nhiều nông sản thực phẩm khác.

Nhờ sự phối hợp của các tỉnh, thành phố đã giúp đảm bảo nhu cầu thực phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội, góp phần vào thành quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố.

Sẵn sàng kết nối, giao thương với các địa phương

Qua 6 năm triển khai, chương trình phối hợp giao thương, phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Hà Nội đã thu về những kết quả nổi bật, mang lại lợi ích cho nhiều bên tham gia. Đặc biệt là giúp giải bài toán tiêu thụ cho người nông dân tại các địa phương.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, chương trình cũng đã bộc lộ một số tồn tại. Đơn cử như một số địa phương chưa có nhiều vùng sản xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. Chất lượng sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều. Tỷ lệ sản phẩm truy xuất nguồn gốc còn thấp. Sự liên kết, kết nối còn thiếu bền vững, chưa chú trọng đến nâng cao chất lượng…

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho thị trường Hà Nội, phát huy vai trò đầu mối phân phối sản phẩm trong nước và xuất khẩu,triển khai hiệu quả, toàn diện các chương trình hợp tác, liên kết, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ với 44 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đồng thời, thành phố cũng chỉ đạo Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết vùng, giao thương kết nối cung cầu với hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước thời gian qua.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ thực phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh
Hà Nội luôn sẵn sàng kết nối giao thương với các địa phương, qua đó, nắm bắt nhu cầu và chất lượng sản phẩm của các tỉnh, thành phố

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Sở sẵn sàng kết nối giao thương với các địa phương, qua đó, nắm bắt nhu cầu và chất lượng sản phẩm của các tỉnh, thành phố; Kết nối cụ thể từ vùng trồng đến các hệ thống phân phối và gửi đơn đặt hàng tới các địa phương, từng doanh nghiệp, từng mặt hàng, bảo đảm sản xuất, tiêu thụ bền vững.

Nhằm tiếp tục phát huy những thành quả của giai đoạn trước, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp xây dựng, từng bước triển khai Chương trình “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giao thương trong cả nước giai đoạn 2021 - 2025”. Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để nông sản từ các địa phương vận chuyển và tiêu thụ thuận lợi trên địa bàn thành phố.

Hà Nội cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất. Đặc biệt là ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao và xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao.

Đối với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền mong muốn các địa phương quy hoạch, xây dựng được những vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực; Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc để cung cấp cho thị trường Hà Nội…

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm