Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội mở ngành Giáo dục quốc phòng và An ninh
Theo nội dung của quyết định, trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng đối với ngành học được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành; Đồng thời thực hiện việc đánh giá chất lượng, kiểm định chương trình đào tạo theo quy định tại khoản 5, Điều 33, Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung).
![]() |
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh, trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba |
Được biết, từ năm 1994, Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh. Trường trở thành một trong 3 trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh đầu tiên của cả nước.
Đến nay, hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh của nhà trường đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện trên tất cả các mặt, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đối ngoại, xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất... đào tạo được hàng chục vạn sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Hà Nội học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh; Đào tạo được 7 khóa với 487 giáo viên ghép môn giáo dục thể chất Giáo dục quốc phòng và an ninh; Đào tạo ngắn hạn cho 208 giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh; Giúp Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội tuyển chọn được 60 học viên đào tạo đủ tiêu chuẩn đào tạo sĩ quan dự bị.
Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội được đào tạo ngành Giáo dục quốc phòng và An ninh sẽ góp phần quan trọng cho công tác giáo dục về lĩnh vực này, nhất là việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025
