Đại biểu Quốc hội kiến nghị áp dụng dữ liệu điện tử với đơn vị bị kiểm toán
Thu nhập dịch vụ tăng trưởng cao, HDBank lãi hơn 5.800 tỷ đồng sau kiểm toán Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỉ đồng |
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) |
Thảo luận tại hội trường sáng 1/4 về báo cáo của Kiểm toán Nhà nước , đa số ý kiến đánh giá cao hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua, đặc biệt là góp phần quan trọng hoàn thiện cơ chế chính sách, phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), nhiệm kỳ qua, Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Điều đó cho thấy, thành công của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của Kiểm toán Nhà nước
Ngoài ra, số vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện và chuyển sang cơ quan điều tra tăng lên 45%. Điều này chứng tỏ bản lĩnh, tính kiên định của kiểm toán là rất cao trong việc thực hiện phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng hiệu lực thực hiện kiểm toán vẫn còn thấp khi kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về mặt tài chính chỉ đạt 73,6%, kiến nghị xử lý về các văn bản mới chỉ đạt 17,3%.
“Vấn đề đặt ra ở đây chúng ta cần phải xem xét lại thật kỹ nguyên nhân có phải là do chất lượng kiến nghị chúng ta chưa đủ thuyết phục để các cơ quan hay là vì hiệu lực của kiến nghị đó không được thực thi”, đại biểu đoàn Hà Nội nêu ý kiến.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng kiến nghị có 2 giải pháp để tăng hiệu quả công tác kiểm toán gồm sử dụng các tổ chức kiểm toán độc lập để tham gia vào quá trình kiểm toán, vừa tiết kiệm được nhân sự, bộ máy vừa thực hiện được cơ chế giám sát độc lập, khách quan và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán.
“Chúng tôi được biết, kiểm toán rất khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu. Thường những cơ quan bị kiểm toán hay cố tình kéo dài thời gian cung cấp tài liệu để làm hết thời gian kiểm toán. Nếu chúng ta áp dụng dữ liệu điện tử thì việc này sẽ không còn xảy ra nữa.
Với dữ liệu điện tử sẽ tạo ra được các thông tin thực sự là khách quan không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người cung cấp cũng như cá nhân, cán bộ kiểm toán”, đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích.
Cùng băn khoăn với tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý của kiểm toán, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắc Nông) cho rằng cần phải có giải pháp mạnh mẽ trong nhiệm kỳ tới, bởi kiến nghị của kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán có giá trị bắt buộc thi hành khi đã công khai.
“Các đơn vị được kiểm toán kiến nghị về xử lý vấn đề tài chính cũng như xử lý liên quan đến các quy định của văn bản thì đề nghị Kiểm toán Nhà nước tổng hợp và báo cáo lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với các đơn vị sau khi kiểm toán đã bị chỉ ra các sai phạm mà không thực hiện, cũng phải có giải trình rõ ràng tại sao không thực hiện các kiến nghị của kiểm toán”, đại biểu Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.
Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm về kiến nghị kiểm toán là chưa thực hiện được một cách triệt để, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết lý do vì những khoản mà kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu hay là đề nghị giảm phụ thuộc vào nguồn vốn.
“Ví dụ, như khoản chi sai chế độ, các khoản như công trình đã quyết toán trả cho nhà thầu, kiến nghị do chi sai do không phù hợp với định mức không phù hợp với dự toán không phù hợp với đơn giá. Tuy nhiên, để thu lại được tiền đấy thì phải chờ các doanh nghiệp nộp tiền thì Ban quản lý dự án mới nộp tiền lại cho Nhà nước hay các khoản chi sai chế độ thì cũng phải có nguồn để chi trả và một số vấn đề khác”, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết thêm.
Tiếp thu các ý kiến đại biểu, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định, chất lượng kiểm toán là vấn đề sống còn đối với tính chuyên nghiệp của kiểm toán Nhà nước.
“Về công khai kết luận kiểm toán, chúng tôi thực hiện các hình thức công khai như trong Luật kiểm toán nhà nước tương đối nghiêm và sắp tới sẽ làm tốt hơn. Về kiểm soát chất lượng kiểm toán, chúng tôi thực hiện luân chuyển các địa bàn kiểm toán, thực hiện các cuộc kiểm toán, kiểm soát chất lượng đột xuất và sử dụng bộ máy thanh tra, kiểm toán, kiểm tra chéo.
Chúng tôi cho rằng, chất lượng kiểm toán là vấn đề sống còn đối với tính chuyên nghiệp của kiểm toán Nhà nước”, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm
