Đã là kỳ nghỉ Tết, cớ sao còn bài tập?
![]() TTTĐ - Với chiến lược kép được triển khai vào tháng 7 năm ngoái để giảm bớt áp lực của bài vở ở trường ... |
Nỗi ám ảnh mang tên “bài tập Tết”
Mỗi dịp Tết đến xuân về, em Hoàng Khánh Huy, học sinh một trường THCS tại Hà Nội lại thấp thỏm suy nghĩ về việc hoàn thành bài tập Tết như thế nào. “Thầy cô nói đây là lì xì năm mới. Nhưng trung bình em nhận được 2- 3 tập “lì xì” từ những môn như Toán, Văn, Ngoại ngữ. Chỉ được nghỉ từ 28 Tết, đến Mùng 5 Tết đã quay trở lại trường học, chúng em xoay sở không kịp”, Khánh Huy chia sẻ.
Khánh Huy cho biết thêm, không riêng gì bản thân mình mà nhiều người bạn cũng có tâm lý áp lực trước bài tập Tết. Đa số đều không muốn có bài tập Tết, nếu có thì số lượng cũng ở mức vừa phải, để các em không mất Tết.
Không chỉ mang lại sự lo lắng cho học sinh, bài tập Tết cũng khiến nhiều bậc phụ huynh ngao ngán. Chị Hồng Phúc, có con đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội, bày tỏ những bất cập trong việc giao bài tập Tết cho học sinh: “Có mấy ngày Tết, mình muốn đưa các con đi thăm ông bà, họ hàng thì con bảo chưa làm xong bài tập Tết. Con đưa ra lý do này, mình cũng không thể nói gì thêm”.
![]() |
Phụ huynh bày tỏ mong muốn các thầy, cô có thể gạt bỏ bài tập Tết |
“Đã là kỳ nghỉ Tết, cớ sao còn bài tập? Thời gian này, các con không cân đối được giữa việc học và các hoạt động Tết. Các con dễ làm bài theo hình thức đối phó.”, chị Phúc băn khoăn.
Người trong cuộc nghĩ gì?
Thực tế trong suốt thời gian đứng trên bục giảng, cô giáo Trần Thị Thảo, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), luôn hạn chế giao bài tập Tết cho học sinh. Lý giải về điều này, theo cô Thảo, các con đã có cả một năm tiếp thu tri thức; còn dịp Tết là khoảng thời gian các con gắn bó với người thân, cũng như có thể học thêm những kỹ năng mềm mà ở trường khó có thể dạy.
“Điều quan trọng nhất, các bạn học sinh quay trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết với nụ cười nở trên môi. Các thầy, cô không muốn nhận về những bài tập được hoàn thành trong sự buồn bã, mệt mỏi”, cô Trần Thị Thảo cho hay.
![]() |
Khi có ý kiến cho rằng, bài tập Tết sẽ giúp các em ôn lại kiến thức trong một kỳ nghỉ dài, thầy giáo Vũ Ngọc Cương, giáo viên trường THCS Thanh Trì (quận Hoàng Mai) quan niệm: “Thực chất thời gian nghỉ Tết của các em không quá nhiều. Những ngày đó, các em có thể thoải mái vui chơi, trò chuyện, thăm hỏi người thân, họ hàng, hay học hỏi những phong tục văn hóa trong ngày Tết cổ truyền. Việc cho các em nghỉ trọn vẹn sẽ tạo một tâm thế phấn khởi trước khi quay trở lại trường”.
Trên cương vị là một giáo viên cuối cấp, cô giáo Lê Hải Vân, giáo viên trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) chia sẻ: “Không ai muốn học sinh bị hổng kiến thức, nhưng bài tập Tết chỉ nên giữ ở mức độ như một công cụ, giúp học sinh củng cố lại trong giới hạn vừa phải. Trong đó, riêng với học sinh cuối cấp, bản thân tôi vẫn chuẩn bị cho các em những bài tập nhẹ nhàng, để các em chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng”.
Tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), bà Tô Thị Hải Yến cho hay, nhà trường đã quán triệt tới toàn bộ giáo viên không giao bài tập Tết. Đối với học sinh cuối cấp tại trường cấp 2 này, các em có thể kết hợp giữa vui chơi và sắp xếp thời gian đọc sách và xem lại kiến thức nếu thích.
Những bài tập Tết đặc biệt
Thời gian trở lại đây, ngành Giáo dục đang chuyển trọng tâm sang giáo dục phát triển năng lực, đòi hỏi các thầy cô giáo cũng hiểu cần tăng cường và cân bằng việc “dạy người” so với “dạy chữ”. Thực tế cho thấy, nhiều thầy cô đã có những cách biến tấu bài tập Tết đầy sáng tạo.
Mới đây, cộng đồng mạng tấm tắc khen ngợi “bài tập Tết” của thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng trường THCS Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Theo đó, bài tập gồm 10 câu hỏi liên quan tới phong tục, sở thích ngày Tết, cách bảo vệ sức khỏe trong những ngày nghỉ, ở cuối là lưu ý giáo viên chủ nhiệm không giao thêm bài tập nào cho học sinh.
![]() |
Bài tập nhận được nhiều sự ủng hộ từ dư luận |
Thầy giáo Hồ Tuấn Anh chia sẻ, ông mong học sinh có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình mà không phải chịu một áp lực học tập nào. Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng trang bị phẩm chất, năng lực người học. Vì lẽ đó, kỳ nghỉ Tết chính là dịp để gia đình hướng dẫn các em những kỹ năng cần thiết, từ đó giáo dục về tình yêu gia đình, dòng họ, coi trọng những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.
Hay tại Trường Tiểu học Hòa Bình (Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), bài tập Tết là hãy giúp đỡ ông bà, cha mẹ, dọn dẹp nhà cửa, có ý thức giữ gìn môi trường sống.
Bên cạnh đó, nhiều thầy cô cũng giao học sinh viết nhật ký Tết hoặc chọn một cuốn sách để đọc rồi viết về nhật ký đọc sách. Học sinh có thể chụp ảnh, quay video giới thiệu những cảnh đẹp mà các em có dịp đến vào ngày Tết hay những lời chúc Tết người thân rồi quay clip gửi về giáo viên chủ nhiệm,…
Từ những bài tập Tết đặc biệt này, các em học sinh thỏa sức khám phá về Tết cổ truyền. Đây cũng là cơ hội để các em học hỏi thêm nhiều kỹ năng, có những trải nghiệm đáng nhớ, đón Tết cùng gia đình đầm ấm, vui tươi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình
