Công ty Việt Giang trúng nhiều gói thầu tại Ba Vì, Sơn Tây với tỷ lệ tiết kiệm thấp
Ông chủ nhà máy gạch không nung Gia Vũ là ai? Chính quyền huyện Ba Vì quyết liệt vào cuộc, nhà máy gạch Gia Vũ ngừng hoạt động |
Gói thầu trị giá 40 tỷ đồng, tiết kiệm chưa đầy 40 triệu đồng
Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng tải bài viết phản ánh về nhà máy gạch không nung Gia Vũ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đồng thời, chủ của nhà máy gạch này cũng là Giám đốc Công ty Việt Giang, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi từ phía bạn đọc.
Theo đó, nhiều năm qua, Công ty Việt Giang đã trúng các gói thầu xây dựng, lắp ráp, sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây với tỷ lệ tiết kiệm thấp. Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn về tính hiệu quả trong công tác tổ chức đấu thầu ở 2 địa phương nêu trên.
![]() |
Công ty Việt Giang nhiều năm qua đã trúng các gói thầu xây dựng, lắp ráp sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây với tỷ lệ tiết kiệm thấp |
Ví dụ, “Gói thầu số 05: Toàn bộ phần xây dựng” được công bố vào ngày 7/11/2022, chủ đầu tư là Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì, trị giá gói thầu là 10.000.115.958 đồng. Công ty Việt Giang tham gia đấu thầu và trúng thầu với giá 9.962.643.136 đồng (giảm 38 triệu đồng, tỷ lệ 0.38%).
Tại “Gói thầu số 10: Toàn bộ phần xây dựng” tu bổ, tôn tạo di tích đình, miếu, văn chỉ Cao Cương công bố ngày 29/6/2020 do Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng huyện Ba Vì làm chủ đầu tư cũng có hiện tượng “trúng thầu sát giá”. Cụ thể, giá dự toán của gói thầu nêu trên là 40.038.807.206 đồng, liên danh Công ty TNHH Thương mại Việt Giang và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Thiên Trường và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phương Tây trúng thầu với giá 39.999.000.000 đồng (tiết kiệm 38 triệu đồng, tương đương chưa đầy 0.1%).
Trước đó, cũng trong năm 2020, Công ty Việt Giang cũng trúng một gói thầu trị giá 40 tỷ đồng do UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư với tỷ lệ tiết kiệm thấp.
Sở hữu nhà máy gạch trái phép có phải là lợi thế?
Như đã đề cập trong bài viết trước, Công ty Việt Giang (trong vai trò độc lập hoặc liên danh) đã trúng 10 gói thầu tại Phòng Quản lý đô thị huyện Ba Vì trong các năm gần đây.
Tổng giá trị 10 gói thầu này khoảng 70 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách huyện Ba Vì. Tại một số gói thầu, Công ty Việt Giang trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm đáng kinh ngạc. Ví dụ, “Gói thầu số 03: Thi công xây dựng + đảm bảo an toàn giao thông” công bố ngày 4/4/2022 có giá dự toán là 9.775.790.161 đồng thì Công ty Việt Giang trúng thầu với giá 9.770.921.000 đồng - tiết kiệm vỏn vẹn 5 triệu đồng.
![]() |
Giám đốc Công ty Việt Giang đồng thời là chủ cơ sở trái phép gạch không nung Gia Vũ |
Làm việc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ba Vì, xác nhận việc Công ty Việt Giang đã trúng các gói thầu do đơn vị là chủ đầu tư. Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng không có bất thường trong việc này.
“Công ty Việt Giang trúng thầu tại nhiều phòng ban của huyện chứ không phải riêng ở phòng Quản lý đô thị. Còn việc trúng thầu sát với giá dự toán, tôi không biết lý do tại sao. Đấu thầu tiến hành qua mạng, hoàn toàn công khai minh bạch nên không có chuyện tác động vào kết quả mở thầu được”, ông Tùng cho hay.
Ở một khía cạnh khác, đại diện một số doanh nghiệp tại Ba Vì và Sơn Tây đặt vấn đề về lợi thế cạnh tranh không công bằng khi Giám đốc Công ty Việt Giang đồng thời là chủ nhà máy gạch không nung Gia Vũ. Lý do, nhiều gói thầu mà Công ty Việt Giang đã trúng hoặc đang thi công đều sử dụng khối lượng gạch không nung rất lớn.
Có thể kể tới như “Gói thầu số 05: Toàn bộ phần xây dựng” công bố ngày 7/11/2022 do Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì làm chủ đầu tư, nguồn vốn từ ngân sách thành phố hỗ trợ huyện Ba Vì. Ngoài việc trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm thấp chỉ 38 triệu đồng, gói thầu này sử dụng gạch đặc xây 1.089m3 móng và khoảng 25.7651m3 tường bao.
Hoặc, gói thầu “Gói thầu số 05: Thi công xây dựng công trình, tu bổ, tôn tạo di tích đình Ngọc Kiên” do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư, Công ty Việt Giang trúng thầu, trong dự toán cũng nêu rõ sử dụng gạch đặc 6,5x10,5x22 xây móng, xây kết cấu phức tạp khác với khối lượng khoảng 6.000m3.
“Chúng tôi phải mua gạch từ các nhà máy ở xa, chi phí vận chuyển cao, do đó, dự toán gói thầu sẽ tăng lên”, Giám đốc Công ty Xây dựng M.T nhấn mạnh: “Trong khi đó, Công ty Việt Giang lại có quan hệ mật thiết với nhà máy gạch Gia Vũ - cơ sở này được xác định là xây dựng trái phép. Rõ ràng, họ có thể chào giá thấp hơn và dễ dàng trúng thầu. Đó là chưa kể tới việc gạch của họ đưa vào công trình liệu có được kiểm định, thí nghiệm và đạt chuẩn hay không?”.
Bất chấp các nỗ lực của chính quyền huyện Ba Vì, người dân phản ánh nhà máy gạch không nung Gia Vũ vẫn hoạt động tấp nập
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim
