Tag

Công chúng Thủ đô có dịp chiêm ngưỡng gần 100 tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi

Người Hà Nội 06/05/2021 09:38
aa
TTTĐ - Triển lãm “Họa sĩ Linh Chi - Bước qua 10 thập kỷ” giới thiệu gần 100 tác phẩm có giá trị của cố họa sĩ Linh Chi, trong đó có tác phẩm lần đầu được công bố, có nhiều tác phẩm được họa sĩ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Họa sĩ Văn Dương Thành trao học bổng và tặng bộ sưu tập "Biển quê hương" cho bảo tàng tỉnh Phú Yên

Được biết, con gái họa sĩ cùng một số nhà sưu tầm đã tổ chức trưng bày, nhằm giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng của ông.

Họa sĩ Linh Chi tên thật là Nguyễn Tài Lương, sinh năm 1921. Họa sĩ Linh Chi thuộc lớp họa sĩ thế hệ thứ hai trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông tốt nghiệp khóa Kháng chiến Trường Mỹ thuật Việt Nam.

Cố họa sĩ Linh Chi
Cố họa sĩ Linh Chi

Tháng 9/1944, ông có triển lãm đầu tay gồm 43 bức tranh sơn dầu và bột màu tại Nhà Thông tin Tràng Tiền, Hà Nội. Năm 1950 ông cho ra mắt một phòng tranh với các bức tranh bột màu thuốc nước, với các bức ký họa tại Thủ đô kháng chiến Chiêm Hóa Tuyên Quang.

Năm 1971 ông tiếp tục có Triển lãm tranh Linh Chi tại số 10 phố Hàng Đào do Hội Mỹ thuật Việt Nam bảo trợ gồm các tranh sơn dầu, lụa, bột màu, giới thiệu 73 tranh tới công chúng. Tháng 5/1988: Triển lãm tranh Linh Chi tại số 19 phố Hàng buồm do Hội Văn nghệ Hà Nội bảo trợ gồm với 90 tác phẩm tranh sơn dầu, lụa, bột màu đã có tiếng vang.

Ông mất ngày 1/3/2016, hưởng thọ 96 tuổi. Nhiều tác phẩm của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Các dân tộc phương Đông ở Moscow (Nga), Bảo tàng Châu Á và Thái Bình Dương ở Warsaw (Ba Lan) và có mặt trong nhiều sưu tập cá nhân ở Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ, Nhật Bản...

Đây là triển lãm cá nhân lần thứ tư của cố họa sĩ Linh Chi, người xem vẫn không khỏi ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng những mảng tranh là thế mạnh của ông như: Tranh phong cảnh miêu tả cảnh sắc nên thơ của bản làng, rừng núi. Tranh chân dung thể hiện sự lạc quan, trong trẻo của các nhân vật. Mỗi tác phẩm đều khiến người xem ghi nhớ đậm nét bút pháp chân thực và mộc mạc của ông.

Tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi
Tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi

Triển lãm giới thiệu gần 100 tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi, trong đó có tác phẩm lần đầu được công bố và những tác phẩm được hoạ sĩ sáng tác từ những năm 50 của thế kỷ trước. Có cả những bức vẽ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhiều tác phẩm họa sĩ vẽ xuyên suốt từ những năm đó cho đến những năm cuối đời.

Họa sĩ Lê Thiết Cương nhận xét về các tác phẩm trưng bày tại triển lãm tranh lụa “Họa sĩ Linh Chi - Bước qua 10 thập kỷ”. Anh cho rằng, lụa chỉ là một chất liệu để ông vẽ, ông tỏ bày cảm xúc của mình, ông không quá nương vào cái loang nhòe vốn có của lụa mà bất kể họa sĩ nào vẽ lụa cũng khai thác. Ông vẫn diễn khối bằng đậm nhạt nhưng chỉ gợi chứ không vờn tỉa gò gẫm.

Cho nên tranh lụa của ông có nhiều mảng phẳng và nghiêng về đồ họa, giữa gợi khối bằng đậm nhạt với mảng phẳng, giữa mảng phẳng và đi nét là mỹ cảm riêng có của ông. Lụa vẫn là lụa nhưng đã mới hơn, hiện đại hơn. Đặc biệt là nét, đành rằng nét là để tạo hình nhưng xem kỹ tranh của Linh Chi thấy nét tạo hình chỉ là một nửa, phần còn lại thì nét chính là để biểu cảm, ông đặt cái tình của mình, tấm lòng của mình vào nét, buồn vui, yêu thương, nhớ nhung, đều lộ ra ở nét.

Công chúng Thủ đô có dịp chiêm ngưỡng gần 100 tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi

Giá trị nhân văn trong tranh của họa sĩ Linh Chi chính là sự kết hợp hài hòa giữa thái độ ứng xử trước hiện thực và lý tưởng nghệ thuật. Tranh phong cảnh của ông có sự khác biệt ở bố cục và màu sắc, làm tăng cảm xúc cho người xem. Trong khi đó, mảng tranh sinh hoạt miền núi của ông lại gần gũi, tinh khiết như nắng mai. Tranh chân dung được sáng tác bởi họa sĩ Linh Chi cũng mang đến cho công chúng sự chân thực, mộc mạc, trong trẻo và tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 7/5/2021 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.

Cùng họa sĩ Xuân Lan, tác giả Trang Neko trò chuyện về tuổi thơ ngày ấy Cùng họa sĩ Xuân Lan, tác giả Trang Neko trò chuyện về tuổi thơ ngày ấy
Triển lãm Triển lãm "Tiễn Tý đón Sửu" của nhóm họa sĩ G39
Triển lãm Triển lãm "Đông" của 5 họa sĩ: Vương Linh, Hán Anh, Phạm Xuân Quỳnh, Đoàn Tùng, Nguyễn Mạnh Hùng

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm