Tag

Có tình trạng buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc

Thị trường - Tài chính 06/09/2021 16:55
aa
TTTĐ - Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), hiện nay có hiện tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc.
Thu giữ gần 500 hộp thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ Giải pháp nào ngăn chặn nạn thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu tràn lan?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi 24 cơ sở sản xuất thuốc nhập khẩu nguyên liệu về việc báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose.

Theo Cục Quản lý dược, trong thời gian gần đây, cơ quan này đã cấp phép nhập khẩu cho một số đơn hàng dược chất, bán thành phẩm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) của các cơ sở sản xuất thuốc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kiểm nghiệm và sản xuất thuốc xuất khẩu.

Trong các văn bản đồng ý nhập khẩu, Cục Quản lý dược yêu cầu các cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm, không sử dụng vào mục đích khác, không lưu thông trên thị trường; cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để sản xuất thuốc xuất khẩu, không sử dụng vào mục đích khác; thuốc thành phẩm sản xuất không được lưu hành tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Vì thế, Cục Quản lý dược yêu cầu các cơ sở nghiêm túc thực hiện việc sử dụng các nguyên liệu được cấp phép nhập khẩu trên đúng mục đích theo văn bản đồng ý nhập khẩu Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose.

Có tình trạng buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc
Thời gian qua, lực lượng chức năng bắt giữ nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc

Đồng thời, các cơ sở thực hiện việc báo cáo, cập nhật trong vòng 24 giờ kể từ khi có thay đổi (tăng, giảm) về số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) và gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng các nguyên liệu hoặc khi có sự thay đổi.

Trong một diễn biến khác, theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 lan rộng, lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, một số đối tượng vì trục lợi, bất chấp pháp luật tìm mọi cách để buôn lậu các mặt hàng thuốc điều trị Covid-19 từ nước ngoài vào Việt Nam.

Nguy hiểm hơn, có đối tượng đã làm giả, hoặc buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng thuốc giả chữa trị khi bị nhiễm Covid-19. Thực tế, thời gian qua, cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các lô hàng thuốc được quảng cáo có thể điều trị Covid-19 nhập lậu.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, hiện các đầu nậu có thể đưa mặt hàng thuốc điều trị Covid-19 từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua đường hàng không. Song, không loại trừ việc các đối tượng vận chuyển qua biên giới đường bộ thông qua các đường mòn, lối mở hoặc gian lận trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Vì vậy, để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, Bộ Y tế cần công khai các tổ chức được phép nhập khẩu các mặt hàng thuốc hỗ trợ để điều trị cho người bệnh bị nhiễm Covid-19.

Đồng thời, Bộ Y tế cần phối hợp với các đơn vị truyền thông, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị cho người bị nhiễm Covid-19.

Theo các nhà chuyên môn, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV- 2 gây ra, vì vậy, một số thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus, nên người dân không tự ý mua các mặt hàng thuốc được cho là có thể điều trị được khi bị nhiễm Covid-19 để điều trị tại nhà rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 như đã khuyến cáo là chưa có tiền lệ trong lịch sự dịch tế y văn thế giới, do vậy chưa có một phác đồ điều trị cụ thể. Được biết, hiện nay, các loại thuốc mà Bộ Y tế cho phép dùng để điều trị khi bị nhiễm Covid-19 vẫn chỉ mang tính hỗ trợ.

Cũng theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các cơ quan quản lý Nhà nước cần siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến vận chuyển hàng hóa từ nước có rủi ro cao để đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lợi dụng đưa các mặt hàng thuốc nêu trên về Việt Nam tiêu thụ, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thuốc điều trị nhiễm Covid-19 giả.

Theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 57 và điểm c, khoản 8, Điều 57 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

“Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất và đưa ra lưu hành tại Việt Nam thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành theo quy định của pháp luật.

Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, đ khoản 5 và các điểm a, c khoản 6 Điều này”.

Đọc thêm

Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật

TTTĐ - Sáng 17/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án 1 luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính.
Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng

TTTĐ - Lấp lánh và vĩnh cửu, kim cương không chỉ là món trang sức lộng lẫy mà còn là biểu tượng của tình yêu và đẳng cấp vượt thời gian. Tháng 5 này, DOJI và Thế Giới Kim Cương mang đến ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua sắm kim cương viên.
Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử Nhịp sống phương Nam

Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử.
Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, hợp tác với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) gần đây đã tổ chức tọa đàm cấp cao về chủ đề “Định hình tương lai vai trò lãnh đạo của phụ nữ tại Việt Nam” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Sáng mai 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân...
Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân

TTTĐ - Cơ quan soạn thảo đã đưa vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân những vấn đề cấp bách...
Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân Kinh tế

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển Kinh tế

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển

TTTĐ - Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở TP Hồ Chí Minh vẫn đang gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp này nên mở rộng quan hệ quốc tế, học tập mô hình, cách thức của nước bạn để phát triển.
Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế Thị trường - Tài chính

Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Xem thêm