Cổ phiếu nằm sàn liên tục, nhà đầu tư bức xúc ban lãnh đạo CII
Trước thời điểm giữa tháng 1/2022, cổ phiếu CII của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM liên tục tăng mạnh do hưởng lợi từ thông tin đấu giá đất tại Thủ Thiêm.
Tuy nhiên, cổ phiếu CII đã đảo chiều nhanh chóng và liên tục giảm kịch sàn sau thông tin Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm.
Theo đó, tính từ ngày 11/1 đến kết phiên 27/1, cổ phiếu CII đã có 11 phiên giảm hết biên độ, qua đó thị giá rơi từ mức 57.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 27.450 đồng/đơn vị, tương đương mất hơn 50% trị giá, mỗi ngày vẫn dư bán sàn hàng triệu cổ phiếu.
Việc cổ phiếu rớt giá thảm hại, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM không có động thái trấn an cổ đông, ngược lại, họ lại quyết định đăng ký bán 44.329.870 cổ phiếu quỹ khiến nhà đầu tư bức xúc.
Trên các diễn đàn chứng khoán và mạng xã hội, các nhà đầu tư thẳng thắn chỉ trích ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM không vì cổ đông, làm nhiều nhà đầu tư đu đỉnh "mất Tết" nhưng không có động thái trấn an cổ đông, ngược lại còn bán cổ phiếu quỹ khiến thị giá CII lại càng mất giá.
"Không hiểu ban lãnh đạo CII nghĩ gì khi đăng ký bán ra cổ phiếu lúc này, sàn hơn chục phiên rồi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại", một nhà đầu tư chia sẻ.
![]() |
Giao diện website của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) |
Trước đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, thời gian qua, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM gặp sức ép tài chính rất lớn, việc triển khai loạt dự án lớn khiếp áp lực dòng tiền bị đè nặng nên công ty đã phải liên tục huy động vốn vay qua kênh trái phiếu doanh nghiệp để có thể phục vụ nhu cầu mở rộng kinh doanh.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý III/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM ghi nhận doanh thu thuần 259 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, công ty chỉ đạt 69,5 tỷ đồng lợi nhuận gộp, biên lãi gộp của doanh nghiệp cũng giảm từ 33% xuống 27%.
Trong quý III/2021, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM tăng 29%, đạt 374 tỷ đồng. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí lãi vay (273 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (110 tỷ đồng) đã ăn mòn lợi nhuận sau thuế của công ty, đạt 10,6 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM ghi nhận doanh thu thuần 2.223 tỷ đồng, giảm 25% và lợi nhuận sau thuế đạt 125,9 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM ghi nhận gần 30.550 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận gần 5.212 tỷ đồng, tăng 4%; Hàng tồn kho cũng tăng 21%, lên gần 5.657 tỷ đồng với gần 4.876 tỷ đồng là bất động sản dở dang.
Cũng tại thời điểm ngày 30/9/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM ghi nhận hơn 22.757 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn gần 4.621 tỷ đồng, tăng 40% và nợ vay dài hạn gần 13.040 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong khi đó, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 12%, lên hơn 1.806 tỷ đồng.
Trước đó, ông Lê Quốc Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM cho biết, trong quý IV/2021 và năm 2022, công ty sẽ phấn đấu thu về 8.226 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ.
Theo vị này, sau giai đoạn triển khai đầu tư mạnh và hoàn tất các dự án để đưa vào khai thác/thu phí, dự kiến quý IV/2021 và năm 2022, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM sẽ có nguồn thu rất lớn từ các dự án bất động sản đã hoàn thành (hoặc sắp sửa hoàn thành) khoảng 1.126 tỷ đồng và nguồn tư từ thu phí giao thông khoảng 700 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM cho biết, công ty còn có nguồn thu từ hợp tác đầu tư phát triển dự án, chuyển nhượng dòng tiền thu hồi tư các dự án BOT đã đi vào thu phí hoàn vốn. Hình thức chuyển nhượng dòng tiền cho phép doanh nghiệp thu hồi một lượng lớn vốn đã đầu tư và các dự án BOT sau khi đi vào thu phí khoảng 1 đến 2 năm.
"Trước đây Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM đã từng thực hiện thành công những thương vụ có giá trị lên đến gần 100 triệu USD theo mô hình này. Do vậy, công ty tự tin sẽ có thể tiếp tục làm được những thương vụ có quy mô lớn hơn trong thời gian sắp đến", ông Bình cho biết.
Theo ông Bình, năm 2022, ước tính nguồn thư từ việc chuyển nhượng dòng tiền của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM khoảng 4.400 tỷ đồng. "Như vậy, trong thời gian tới, công ty sẽ có nguồn thu rất lớn để trả lãi, trả gốc các khoản vay nợ tài chính, kết thúc giai đoạn dòng tiền âm do phải đầu tư lớn cho các dự án ở các năm trước đây", ông Bình chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt
