Nợ gần gấp 3 vốn chủ sở hữu, CII muốn làm dự án đường trên cao 30.000 tỷ đồng?
Nợ vay “ngập đầu”, CII có “đếm cua trong lỗ” về khả năng thanh toán nợ? CII vay nợ 500 tỷ đồng qua trái phiếu có rủi ro không? |
Theo truyền thông, UBND TP HCM vừa chấp thuận giao Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (mã CK: CII) nghiên cứu lập "Đề xuất dự án Đường trên cao Bắc - Nam theo hình thức đối tác công tư - PPP (Hợp đồng BOT)" lấy từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày được giao.
Tuyến đường trên cao dài 14,1km, rộng 30 mét gồm 4 làn xe, điểm đầu từ nút giao thông Cộng Hòa - Trường Chinh, quận Tân Bình (khu vực sân bay Tân Sơn Nhất), chạy dọc các tuyến Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - hẻm 656 (đường Cách Mạng Tháng Tám) - Bắc Hải - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - dọc kênh Ông Lớn và kết thúc tại đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7, TP HCM).
Mặc dù theo quy hoạch hệ thống tuyến đường trên cao của TP HCM không có tuyến trên cao Bắc - Nam song đây là sự kết hợp từng đoạn của 3 tuyến trên cao số 1, 2, 3 để ưu tiên xây dựng trước. Khi TP HCM có đủ nguồn lực để xây dựng hoàn thiện các phân đoạn còn lại thì cùng với các tuyến số 4, số 5 sẽ tạo thành hệ thống giao thông trên cao hoàn chỉnh, đồng bộ.
Trong văn bản chấp thuận, UBND TP HCM yêu cầu, trường hợp đề xuất dự án của nhà đầu tư không khả thi, không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc quá thời gian 6 tháng mà chưa hoàn thành, xem như CII từ chối tham gia tiếp tục nghiên cứu dự án và tự chịu các chi phí đã thực hiện.
Theo tìm hiểu của phóng viên, CII là doanh nghiệp khá có tiếng ở TP HCM khi sở hữu nhiều dự án lớn về giao thông, bất động sản và nước sạch.
![]() |
Dự án đường trên cao Bắc - Nam bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa - Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh (Ảnh: Báo PLO) |
Trong đó, các dự án của CII có quy mô lớn, với vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng như dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội giai đoạn 2, cầu Sài Gòn 2, cầu Rạch Chiếc, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 và các dự án bất động sản như Thủ Thiêm Lakeview, chung cư Lữ Gia Plaza, chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh...
Việc triển khai loạt dự án lớn khiếp áp lực dòng tiền bị đè nặng nên CII đã phải liên tục huy động vốn vay qua kênh trái phiếu doanh nghiệp để có thể phục vụ nhu cầu mở rộng kinh doanh.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý III/2021, CII ghi nhận doanh thu thuần 259 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, công ty chỉ đạt 69,5 tỷ đồng lợi nhuận gộp, biên lãi gộp của doanh nghiệp cũng giảm từ 33% xuống 27%.
Trong quý III/2021, doanh thu hoạt động tài chính của CII tăng 29%, đạt 374 tỷ đồng. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí lãi vay (273 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (110 tỷ đồng) đã ăn mòn lợi nhuận sau thuế của công ty, đạt 10,6 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Tại thời điểm ngày 30/9/2021, CII ghi nhận hơn 22.757 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm |
Nếu xét theo báo cáo tài chính riêng, quý III/2021, Công ty mẹ CII ghi nhận lỗ sau thuế 139,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 19,5 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng năm 2021, CII ghi nhận doanh thu thuần 2.223 tỷ đồng, giảm 25% và lợi nhuận sau thuế đạt 125,9 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu xét theo báo cáo tài chính riêng, 9 tháng năm nay, Công ty mẹ CII ghi nhận lỗ sau thuế 126,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 323,6 tỷ đồng.
Năm 2021, CII dự kiến đem về 6,700 tỷ đồng doanh thu (tăng 24%) và 615 tỷ đồng lãi ròng (gấp đôi thực hiện năm trước). So với kế hoạch, CII chỉ mới thực hiện được 33% mục tiêu doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm 2021.
Được biết, năm 2021, CII đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 615 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng, công ty mới chỉ hoàn thành được 33% mục tiêu doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận năm.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong 9 tháng năm 2021, dòng tiền kinh doanh của CII âm 1.083 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm 1.484 tỷ đồng. Cả năm 2020, dòng tiền kinh doanh của công ty âm 1.393 tỷ đồng.
Các chuyên gia tài chính cho biết, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh có thu được tiền về không. Nếu dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về.
Tại thời điểm ngày 30/9/2021, tổng tài sản của CII ghi nhận gần 30.550 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận gần 5.212 tỷ đồng, tăng 4%; Hàng tồn kho cũng tăng 21%, lên gần 5.657 tỷ đồng với gần 4.876 tỷ đồng là bất động sản dở dang.
Cũng tại thời điểm ngày 30/9/2021, CII ghi nhận hơn 22.757 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn gần 4.621 tỷ đồng, tăng 40% và nợ vay dài hạn gần 13.040 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong khi đó, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 12%, lên hơn 1.806 tỷ đồng.
Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của CII chỉ ở mức 7.792 tỷ đồng, tức chỉ bằng khoảng 1/3 nợ phải trả.
Theo đánh giá của chuyên gia tài chính, việc nợ phải trả cao gần gấp 3 lần vốn chủ sở hữu có nghĩa nguồn vốn của công ty hầu như là các khoản nợ. Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc "Tuần lễ Kinh tế Nga tại Việt Nam"

Vì một Việt Nam khỏe mạnh, FPT Long Châu đồng hành cùng Bộ Y Tế, trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi

Vinamilk khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2025

Biểu dương, ghi nhận những thành tích Petrovietnam đóng góp cho sự phát triển của đất nước

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng, dự kiến tỷ lệ cổ tức 2024 - 2025 là 36%

PV GAS CA MAU - vững bước cùng dòng khí PM3

CT Group bắt tay Tập đoàn Anh quốc ARUP: Điều gì sẽ xảy ra?

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền
