Tag

“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Tin tức 10/11/2023 09:02
aa
TTTĐ - Hôm nay (10/11), Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội khóa XV, tại Kỳ họp thứ 6. Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). Nhiều chuyên gia kỳ vọng, đây sẽ là “cơ hội vàng”, tiền đề để Thủ đô tháo gỡ những "điểm nghẽn", định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai.
Hà Nội cần có Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa “Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn Hà Nội cần cơ chế mới tương xứng với vai trò và trách nhiệm Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai
Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; Bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; Chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; Kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; Luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

Cho biết việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều thuận lợi, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh quan điểm đây là giao nhiệm vụ cho Thủ đô phát triển theo đúng Hiến pháp, thực hiện các chức năng của Thủ đô. Để thực hiện các chức năng đó, Thủ đô phải được phân cấp một số quyền nhất định và có nguồn lực thực hiện.

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013) đã mang lại những hiệu quả và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, đến nay Luật Thủ đô 2012 đã không theo kịp sự phát triển do pháp luật về Thủ đô chưa đầy đủ, chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Hà Nội với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Một số quy định của Luật chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể. Việc này đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc thi hành...

“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội Nguyễn Công Anh, thành viên Tổ Biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), bên cạnh những kết quả, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp đề ra trong Luật Thủ đô 2012 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quy hoạch, công trình kiến trúc cổ và quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị chưa theo kịp sự phát triển của Thủ đô.

Về kinh tế, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước với sức chống chịu khá tốt trước những tác động từ bên ngoài và đại dịch COVID-19 nhưng nhìn chung tăng trưởng chưa hoàn thành mục tiêu đề ra. Một số chỉ tiêu nhiệm vụ trong công tác quy hoạch của thành phố còn chưa đạt yêu cầu về tiến độ, chất lượng của một số đề án quy hoạch, quản lý quy hoạch còn hạn chế.

Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa thấp, phát triển chưa đồng đều. Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, hạ tầng giao thông công cộng và kết nối liên vùng, đặc biệt là vùng ven đô còn nhiều khó khăn. Công tác bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, phát triển chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, vai trò, vị thế của Thủ đô…

“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Trước thực trạng trên, việc sửa đổi Luật Thủ đô là cần thiết, một mặt nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại một số Nghị quyết của Bộ Chính trị, như Nghị quyết số 06-NQ/TƯ, Nghị quyết số 30-NQ/TƯ, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; mặt khác tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.

Việc sửa đổi Luật Thủ đô sau hơn 10 năm thi hành là vô cùng cần thiết nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định và thực hiện các cơ chế đặc thù, vượt trội giúp khai thác hiệu quả các nguồn lực cho Thủ đô phát triển bứt phá.

Để thực hiện mục tiêu đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đòi hỏi phải đưa ra những chính sách có tầm nhìn mới và thật sự vượt trội. Khi “chiếc áo pháp lý” của Thủ đô được nới rộng hơn, Hà Nội sẽ có điều kiện thuận lợi để phát huy đầy đủ mọi tiềm năng, thế mạnh, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng
“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW, phát triển công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, xây dựng Hà Nội trở thành một trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo”, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã bổ sung một số quy định nhằm ưu tiên, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Thứ nhất, quy định đầu tư mới vào một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa thuộc danh mục dự án ưu đãi đầu tư.

Thứ hai, nội dung ưu đãi đầu tư bao gồm: Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội Nguyễn Công Anh, thành viên Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Một trong những nội dung rất quan trọng tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là vấn đề phân cấp, phân quyền. Theo đó, dự thảo Luật cần cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng được ngay. Những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ, Luật cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền thành phố.

Cùng với đó, Luật cần quy định cho Thành phố các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tối đa các nguồn lực của Thủ đô đặc biệt là nguồn lực về đất đai thông qua đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); chú trọng thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới vấn đề ưu tiên áp dụng các quy định tại Luật Thủ đô (sửa đổi) nếu Luật này được thông qua.

PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia

“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Để thể chế hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển Thủ đô Hà Nội, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, đặc biệt là về biên chế, cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội, có chính sách trọng dụng nhân tài, thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù, thẩm quyền của HĐND, UBND TP Hà Nội. Chúng ta cần tăng tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND. Đồng thời, cho phép TP Hà Nội được chủ động trong việc giao biên chế đủ đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước. Với nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, dự thảo Luật cần có những quy định cụ thể về phân quyền cho HĐND, UBND TP Hà Nội và HĐND, UBND thuộc TP Hà Nội.

TS Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink

“Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này hoàn toàn có thể đưa ra các tiêu chí có liên quan đến công tác quy hoạch về dự án TOD như: Phải có sự quy hoạch đồng bộ của các dự án thành phần; quy hoạch đồng bộ các không gian liên quan; bố trí được nguồn lực để triển khai đồng bộ các dự án thành phần; lựa chọn được nhà đầu tư để triển khai đồng bộ các dự án thành phần trong dự án TOD; các nhà đầu tư cam kết triển khai đồng bộ các dự án này... Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ giúp Hà Nội có thể đạt được các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội.

Đọc thêm

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm