Tag

Hà Nội cần cơ chế mới tương xứng với vai trò và trách nhiệm

Muôn mặt cuộc sống 09/11/2023 17:00
aa
TTTĐ - Sau 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của TP Hà Nội, song cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là vô cùng cần thiết nhằm mang lại những cơ chế tháo gỡ tồn tại, bất cập của TP Hà Nội hiện nay; khai thác nguồn lực để tạo bước chuyển đột phá cho TP.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần thêm pháp lý để Hà Nội "hút" nhân tài Hà Nội phải phát huy vai trò "nhạc trưởng" dẫn dắt Vùng Thủ đô Hà Nội cần có Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa

Khắc phục thực trạng chính sách “vênh” thực tiễn

Luật Thủ đô năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng phát triển, bảo vệ Thủ đô.

Sau 10 năm thi hành, các quy định của Luật Thủ đô đã giúp thành phố Hà Nội thiết lập các công cụ pháp lý tương đối đồng bộ cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô, tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực. Các cơ chế đặc thù quy định trong luật đã giúp thành phố huy động được nguồn lực, tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung. Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều dự án, công trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải được ưu tiên đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao năng lực mạng lưới hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Tuy nhiên, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập trong thực hiện một số mục tiêu, giải pháp ở các lĩnh vực như: Quy hoạch; quản lý, sử dụng đất; thúc đẩy đầu tư, phát triển; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,...

Luật Thủ đô (sửa đổi)
Cơ chế để cải tạo chung cư cũ là một nội dung được kỳ vọng nhiều tại Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ngoài các nguyên nhân khách quan, Luật Thủ đô còn mang tính nguyên tắc, có tính mục tiêu, định hướng mà chưa có những quy định cụ thể để áp dụng trực tiếp mà xử lý các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực quản lý, phát triển Thủ đô; chưa có những quy định mang tính đặc thù, đột phá đúng với trị trí, vai trò của Thủ đô, nhằm tạo thể chế thuận lợi xây dựng, phát triển TPnhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, một số nội dung của Luật Thủ đô chậm ban hành văn bản quy định chi tiết để kịp thời thực hiện thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành luật. Điều này làm cho một số quy định của luật chậm đi vào cuộc sống; dẫn đến việc đầu tư dự án phát triển đô thị dàn trải, không theo quy hoạch và kế hoạch.

Đơn cử như việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ đã được quy định tại điều 16 Luật Thủ đô nhưng còn chung chung, mang tính định hướng hơn là cơ chế thực hiện. Hay như việc tổ chức chính quyền và bộ máy của TP, trong Luật Thủ đô không có điều nào quy định, đồng nghĩa với không có phân cấp phân quyền cho TP trong tổ chức bộ máy.

Hay như đối với công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QÐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ di dời thực hiện rất chậm; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố để xây dựng, phát triển các công trình công cộng theo quy định tại khoản 4 Ðiều 15 Luật Thủ đô. Ðến nay, mới có hai cơ sở y tế đã di dời (gồm Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết Trung ương), trong khi đó, dân số cơ học vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở nội thành.

Rõ ràng, Hà Nội cần có thêm quy định về biện pháp ngoài những quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết, xử lý các bất cập, tồn tại, hạn chế trên.

Tăng 3 chương, 32 điều

Để có thể giải quyết các yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở tổng kết thực hiện Luật Thủ đô năm 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật; bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua.

Đồng thời, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền TP.

Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng phải kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012, cơ chế thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị quyết số 115/2020/QH14, Nghị quyết số 160/2021/QH14 của Quốc hội. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để lựa chọn những vấn đề đặc thù, chưa được quy định để hoàn thiện Dự thảo Luật.

Luật Thủ đô (sửa đổi)
Hà Nội cần những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều; tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012. Nội dung Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này bám sát 9 nhóm chính sách được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

9 nhóm chính sách này không chỉ giải quyết những vấn đề bất cập mà còn đưa ra các giải pháp pháp lý để tạo điều kiện đặc thù, vượt trội về cơ chế cho Thủ đô phát triển. Cụ thể như muốn đạt được mục tiêu “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển” thì cần thiết phải có quy định đặc thù về công tác quy hoạch và bảo đảm quy hoạch.

Cùng với đó là những đặc thù về khai thác và quản lý đất đai, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng (đường sắt đô thị nên là vấn đề trọng tâm) để có thể giải quyết được các vấn đề phát triển đô thị, tắc đường, ô nhiễm không khí, khai thác quỹ đất hiệu quả, chính sách về nhà ở, đô thị văn minh hiện đại… Những quy định đang được đề xuất ở dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tập trung giải quyết bài toán cho một đô thị lớn của đất nước, Thủ đô của một quốc gia.

Đón nhận tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 15 – NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội phải là TP kết nối toàn cầu; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu này thì việc hoàn thiện thể chế mà trọng tâm then chốt là hoàn thiện Luật Thủ đô là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là cơ hội để Thủ đô bứt phá phát triển.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 10/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sẽ trình Quốc hội Tờ trình về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc sẽ tiến hành thảo luận tổ về Dự án Luật này. Tiếp đó, sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật.

Đọc thêm

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

TTTĐ - Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

TTTĐ - Sáng 1/7, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự Muôn mặt cuộc sống

Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự

TTTĐ - Ngày 15/5/2024, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy phép hoạt động số 33.01.0076/TP/KĐHĐ cho Tổ chức hành nghề Luật sư tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tiếp tục đề nghị HĐND TP tiếp tục giám sát các lĩnh vực quy hoạch đô thị, xử lý nước thải, rác thải; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn...
"Gương sáng pháp luật": Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn Muôn mặt cuộc sống

"Gương sáng pháp luật": Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn

TTTĐ - Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung Muôn mặt cuộc sống

Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung

TTTĐ - Theo Thường trực HĐND TP Hà Nội, qua tổng hợp, đã có 230 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng. Trong đó, 46 kiến nghị gửi tới UBND TP, 180 kiến nghị riêng của từng quận, huyện, thị xã và 4 kiến nghị gửi tới cấp Trung ương.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình Muôn mặt cuộc sống

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình

TTTĐ - Ngày 29/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) và Công ty Cổ phần Thương mại Puma Books Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa Gia đình”.
Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” Muôn mặt cuộc sống

Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao”

TTTĐ - Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng...
Xem thêm