CII lỗ nặng: Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình giải trình ra sao?
Nợ gần gấp 3 vốn chủ sở hữu, CII muốn làm dự án đường trên cao 30.000 tỷ đồng? Nợ vay “ngập đầu”, CII có “đếm cua trong lỗ” về khả năng thanh toán nợ? |
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã CK: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 cho thấy tình hình kinh doanh kém khả quan của doanh nghiệp này.
Theo đó, doanh thu thuần trong quý IV/2021 của CII giảm 73% xuống 644 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp giảm 84% về 59 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu tài chính của CII cũng giảm 29% xuống 176 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 45% lên 481 tỷ đồng, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 5%, lên 126 tỷ đồng.
Kết quả, trong quý IV/2021, CII ghi nhận khoản lỗ 375 tỷ đồng, kéo theo cả năm lỗ 341 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên CII báo lỗ kể từ khi công khai báo cáo tài chính.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong văn bản giải trình gửi cơ quan chức năng, ông Lê Quốc Bình - Tổng Giám đốc CII cho biết 2 quý cuối năm 2021, việc giãn cách xã hội kéo dài khiến doanh thu sụt giảm mạnh. Hai mảng đem lại doanh thu chính là thu phí giao thông và bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề do tất cả trạm BOT phải dừng thu, hoạt động kinh doanh bất động sản bị tê liệt hoàn toàn, từ đền bù, xây dựng, đến kinh doanh.
Mặt khác, việc doanh thu giảm mà vẫn phải ghi nhận các chi phí phát sinh, chủ yếu là chi phí lãi vay và phân bổ lợi thế thương mại. Việc mất cân đối nghiêm trọng giữa doanh thu và chi phí đã dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất của cổ đông công ty mẹ âm gần 341 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo CII, kết quả kinh doanh hợp nhất trên chưa thể hiện đầy đủ các khoản lợi nhuận mà CII đã thu thực tế trong năm. Trong đó, khoản thu lớn nhất đến từ việc thoái vốn đầu tư cổ phần tại công ty con Năm Bảy Bảy (mã CK: NBB).
![]() |
Khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang của CII |
Cụ thể, doanh nghiệp đã thoái thành công 25,4 triệu cổ phiếu NBB, thu về số tiền hơn 1.000 tỷ đồng và ghi nhận lợi nhuận khoảng 595 tỷ đồng trên báo cáo tài chính riêng. Song, do Năm Bảy Bảy vẫn là công ty con nên khoản lợi nhuận này được ghi tăng trực tiếp vào lợi nhuận chưa phân phối mà không được hạch toán vào lợi nhuận hợp nhất, dẫn đến tình trạng “lời thật, lỗ giả”.
Mặt khác, lãnh đạo CII cũng cho biết căn cứ lộ trình dự kiến của Bộ Tài chính về việc áp dụng chuẩn mực IFRS, doanh nghiệp đã thử nghiệp lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS cho năm 2022. Kết quả tính toán cho thấy tổng thu nhập toàn diện sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ước đạt khoảng 1.700 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của CII tại thời điểm ngày 31/12/2021 tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 31.000 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho tăng 44%, lên hơn 4.500 tỷ đồng, chủ yếu là các bất động sản dở dang (gần 3.800 tỷ đồng).
Ngược lại, khoản mục tài sản dở dang dài hạn của công ty lại giảm 71%, còn hơn 2.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do CII không còn ghi nhận chi phí xây dựng dở dang tại 3 dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội, BOT Quốc lộ 60 và Cao ốc văn phòng 152 Điện Biên Phủ, đầu năm ghi nhận tổng cộng gần 4.900 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 31/12/2021, nợ phải trả của CII tăng nhẹ 3%, lên hơn 22.500 tỷ đồng; Trong đó, nợ vay cũng tăng 3%, ghi nhận hơn 17.000 tỷ đồng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng, dự kiến tỷ lệ cổ tức 2024 - 2025 là 36%

PV GAS CA MAU - vững bước cùng dòng khí PM3

CT Group bắt tay Tập đoàn Anh quốc ARUP: Điều gì sẽ xảy ra?

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025
