Chuyên gia: Dư địa thời gian phục hồi kinh tế của Việt Nam không còn nhiều
Nhận định trên được ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam đưa ra tại một sự kiện mới đây.
Theo ông Cường, dư địa để Việt Nam thực hiện những gói cứu trợ và phục hồi nền kinh tế vẫn còn nhưng dư địa về thời gian không còn nhiều.
Ông Cường phân tích, khi các quốc gia đã đi vào chu kỳ phục hồi thì Việt Nam mới bắt đầu đưa ra các chính sách thì sẽ muộn. Áp lực về lạm phát tăng, trong khi hơn 90% doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch và 1,8 triệu người thiếu việc làm đang ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách hỗ trợ nền kinh tế.
"Nếu không nhanh cả về việc ra chính sách và thực hiện, càng chần chừ thì dư địa thời gian càng bị thu hẹp", ông Cường nhấn mạnh.
![]() |
Dư địa để Việt Nam thực hiện những gói cứu trợ và phục hồi nền kinh tế vẫn còn nhưng dư địa về thời gian không còn nhiều |
Trong khi đó, ông Jay Roop - Chuyên gia kinh tế chính của ADB tại Thái Lan cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan không phải trường hợp ngoại lệ.
Tuy nhiên, tại Thái Lan, nơi có 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng các doanh nghiệp này vẫn tồn tại và không bị sụp đổ trong đại dịch nhờ vào rất nhiều các biện pháp của chính phủ cả về chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
Nói về các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan, ông Jay Roop cho biết, chính sách tiền tệ mang lại những hỗ trợ tốt hơn so với các biện pháp tài khóa. Nguyên nhân là do biện pháp tài khóa có thể giúp doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng không thể giúp được các doanh nghiệp trong dài hạn
Bên cạnh đó, một biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ được Chính phủ Thái Lan triển khai là hoãn các khoản trả nợ và tài sản của doanh nghiệp như khách sạn sẽ là tài sản đảm bảo. Chính phủ tiếp nhận các khoản tài sản này và coi đó như là khoản tài sản đảm bảo đối với khoản tín dụng mà doanh nghiệp vay để tiếp tục duy trì hoạt động.
Đồng thời, Chính phủ Thái Lan đã điều chỉnh giảm thuế VAT và gia hạn thời gian nộp tờ khai thuế. Nếu như quá hạn, doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu một mức phạt nhưng thấp hơn so với trước kia.
Ngoài ra, ông Jay Roop còn chia sẻ một số biện pháp tài khóa khác như Chính phủ đồng thanh toán cho người tiêu dùng, đồng thanh toán cho người dân khi chi tiêu trong lĩnh vực du lịch... nghĩa là người dân trả một phần và Chính phủ cũng hỗ trợ trả giúp một phần.
"Năm 2021, chúng tôi ước tính chỉ có 0,3% doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản nhờ Chính phủ triển khai các biện pháp trên và nhiều biện pháp khác; Hơn 99% doanh nghiệp dễ bị tổn thương, dễ đổ vỡ hiện vẫn tồn tại", ông Jay Roop cho biết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ
