Chung tay quản lý, giám sát người tâm thần tại cộng đồng
![]() |
Bài liên quan
Cứ 40 giây thế giới lại có một người tự tử
Ngay từ nhỏ Dương Đại Dương (SN 1994, trú ở phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội) đã mắc chứng bệnh động kinh toàn thể cơn lớn (một dạng bệnh tâm thần), bị hạn chế về nhận thức và điều khiển hành vi. Một buổi trưa tháng 6 năm 2018, cơn bệnh bất ngờ nổi lên, Dương liền lấy dao xông vào chém bố đẻ tới tấp. Sững sờ trước hành động bạo lực của con trai, mẹ Dương bật dậy ngăn cản cũng bị chém gây thương tích. “Nghịch tử” sát hại cha sau đó chỉ bị khống chế, vô hiệu hóa khi nhiều người xung quanh chạy đến giải cứu đôi vợ chồng già.
Không chỉ ở Hà Nội mà tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước thời gian gần đây cũng liên tục xảy ra các vụ án mạng mà thủ phạm là người mắc bệnh tâm thần. Do không làm chủ được bản thân, đối tượng Lê Văn Sang (Sóc Trăng) đã phóng hỏa đốt chính ngôi nhà của bố đẻ mình. Nguy hiểm hơn, đối tượng Tô Văn Hào (Lạng Sơn) đã dùng dao tấn công bố mẹ ruột, khiến nạn nhân bị thương nặng. Không chỉ gây thương tích và hủy hoại tài sản của gia đình, tại Quảng Trị, một người tâm thần đã dùng dao đâm loạn xạ tại tiệc tân gia khiến 1 người tử vong.
Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến (Công ty TNHH Luật Bảo Thiên - Đoàn Luật sư TP Hà Nội), mặc dù chưa có con số thống kê về tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần trong các vụ án hình sự gần đây, song theo cảm quan của những người tiến hành và tham gia tố tụng thì bị can, bị cáo bị loại bệnh này đang có xu hướng tăng cao, nhất là trong các vụ trọng án về an ninh trật tự và ma túy.
Về chính sách pháp luật hình sự đối với người mắc bệnh tâm thần phạm tội, luật sư Tiến cho biết, Nhà nước không đặt vấn đề xử lý bằng hình sự đối với người tâm thần phạm tội, trong tình trạng họ mất hoàn toàn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này, giải pháp duy nhất là buộc họ chữa trị bệnh tật.
Hiện nay, pháp luật cũng không có quy định cụ thể, rõ ràng về việc ai phải chịu trách nhiệm khi người tâm thần gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác, ngoại trừ trường hợp đã được xác định là có nhược điểm về thể chất, tinh thần và có người đại diện. Phần lớn trong số đó cũng chỉ chịu trách nhiệm về mặt dân sự và trong các giao dịch dân sự.
Số liệu thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, nước ta có khoảng 15% dân số bị nhiễu loạn tâm lý, tương đương gần 15 triệu người, trong đó số người bị tâm thần nặng ước tính chiếm khoảng 2,5% số người rối nhiễu tâm trí. Trong khi, hiện mới chỉ có 15 - 20% số bệnh nhân tâm thần được chăm sóc, quản lý.
Nguyên nhân là do nhiều tỉnh, thành phố vẫn thiếu cán bộ chuyên ngành tâm thần, chưa có trung tâm chăm sóc người bệnh... Đa phần việc giám sát hành vi của người tâm thần ngoài xã hội chỉ trông vào gia đình người bệnh. Tuy nhiên, việc giao cho gia đình quản lý cũng hết sức khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát Nhân dân Hà Thị Hồng Lan phân tích, về mặt tâm lý của cộng đồng xã hội, chúng ta thường tránh xa những người có biểu hiện tâm thần nặng, còn trường hợp những người bị tâm thần dạng nhẹ thì ít khi đề phòng. Nhưng thực tế cho thấy, có không ít những bệnh tâm thần phân liệt tuy có biểu hiện bên ngoài không nặng nhưng lúc lên cơn hoặc bị tác động mạnh, những hoang tưởng ảo giác chi phối, người bệnh thực hiện hành vi phạm pháp, gây án.
Hiện chưa có thông tư hướng dẫn hay nghị định quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý, chăm sóc người tâm thần tại cộng đồng. “Lỗ hổng” về quản lý và giám sát người tâm thần đang gây ra sự bất an đối với cộng đồng, vì không có gì bảo đảm chắc chắn rằng họ sẽ không tiếp tục phạm tội khi bệnh tình tái phát.
Do đó, để vừa bảo đảm tính nhân văn, nhân đạo cũng như ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật do người tâm thần gây ra, thời gian tới, cần có các quy định, hướng dẫn cụ thể, cũng như sự vào cuộc của các cơ quan chức năng ở địa phương, sự chung tay phối hợp chặt chẽ từ gia đình, chính quyền, các cơ sở y tế để quản lý, giám sát và điều trị tốt người tâm thần tại cộng đồng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước
