Chiều mai (10/11), giá xăng dự báo tiếp tục tăng cao
Giá xăng dầu tăng vọt: Nguyên nhân và tác động Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá xăng dầu, hàng thiết yếu Giá xăng dầu tăng "phi mã" từ 16h chiều nay |
Theo dự kiến, chiều mai (10/11) sẽ là thời điểm để liên Bộ Công thương - Tài chính tính toán rồi công bố giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước.
Theo số liệu được Bộ Công thương công bố, tính từ 26/10 đến hết ngày 2/11, giá bình quân mặt các mặt hàng xăng dầu trên thị trường Singapore (thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam) tiếp tục tăng cao.
Cụ thể, giá thành phẩm bình quân đối với xăng RON 92 (pha chế xăng E5RON 92) trung bình 100,66 USD/thùng, ngày cao nhất ở mức 102,27 USD/thùng (27/10); Xăng RON 95 (pha chế xăng RON95-III) là 104,16 USD/thùng, ngày cao nhất 105,77 USD/thùng. Như vậy, giá thành phẩm các mặt hàng xăng tăng khoảng 3-4% so với kỳ trước.
Trong khi giá các mặt hàng xăng tiếp tục có xu hướng tăng cao thì giá các loại dầu ít biến động hơn. Trong đó, dầu hỏa ngày cao nhất có giá 94,56 USD/thùng, dầu diesel cao nhất ở mức 95,36 USD/thùng...
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo dự đoán của một số doanh nghiệp xăng dầu, do giá trên thế giới có diễn biến tăng nên khả năng cao nhà điều hành cũng sẽ điều chỉnh tăng các sản phẩm trong nước. Mức tăng sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng Quỹ bình ổn (BOG).
Cụ thể, nếu nhà quản lý không trích Quỹ BOG, giá xăng có thể tăng 400-600 đồng/lít; Nếu sử dụng Quỹ BOG, giá xăng sẽ điều chỉnh quanh 200-300 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu được kỳ vọng giữ ổn định.
Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 26/10, giá xăng E5RON92 đã tăng 1.427 đồng/lít, lên mức không cao hơn 23.110 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 1.459 đồng/lít lên không cao hơn 24.338 đồng/lít. Đây là mức cao nhất 7 năm qua.
Trong khi đó, giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.716 đồng/lít (tăng 1.171 đồng/lít); Dầu hỏa không cao hơn 17.637 đồng/lít (tăng 1.015 đồng/lít); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.210 đồng/kg (tăng 113 đồng/kg).
Tại buổi họp báo Chính phủ diễn ra chiều 6/11 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, đối với mặt hàng xăng dầu, liên Bộ Công thương - Tài chính đã linh hoạt, hiệu quả sử dụng quỹ bình ổn giá.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trên thế giới tăng 59,08-76,03%, tuy nhiên vì chúng ta sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 40,23-52,59%. Mặc dù đây vẫn là mức tăng rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân, nhưng đây cũng là sự cố gắng, nỗ lực của liên bộ và Chính phủ.
Mới nhất, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới.
Đồng thời, hai bộ phải tính toán mức trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG phù hợp để tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán và tạo đà kiểm soát giá năm 2022 và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và công khai minh bạch trong điều hành giá.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025
