Tag

Chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Kinh tế số 11/07/2025 17:05
aa
TTTĐ - Đóng vai trò then chốt trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và là nền tảng cho nhiều ngành công nghệ cao, ngành công nghiệp bán dẫn đang được ưu tiên phát triển với nhiều chính sách đặc thù. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp thì các mục tiêu đặt ra trong phát triển ngành này rất khó đạt được.
Hà Nội từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Thiếu chiến lược về chất lượng và cấu trúc nguồn nhân lực

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp bán dẫn đang bước vào giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) khoảng 14% trong suốt hai thập kỷ qua. Dự báo, đến năm 2030, quy mô thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 1.000 tỷ USD.

Không chỉ là nền tảng công nghệ cốt lõi, chất bán dẫn còn đang trở thành biểu tượng của năng lực cạnh tranh và vị thế địa chính trị quốc gia.

Hiện Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến 2050.

Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia về AI phục vụ ngành bán dẫn.

Chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
Tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Chánh văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ

Tại Hội thảo quốc tế "Quản trị nguồn nhân lực chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam" do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, Tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Chánh văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định, thực tế hiện nay, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư nhưng thiếu chiến lược về chất lượng và cấu trúc, tức là việc đào tạo mới đáp ứng 15% trình độ quốc tế và 40% cần đào tạo lại sau tuyển dụng.

“Cùng với đó, Việt Nam chỉ đào tạo khoảng 22% yêu cầu kỹ năng chuyên sâu, thiếu hụt 85% chuyên gia đầu ngành. Không chỉ vậy, tỷ lệ "chảy máu chất xám" lên đến 35%, trong đó 70% sinh viên xuất sắc du học không trở về và 65% kỹ sư được đào tạo ở nước ngoài không quay lại sau 5 năm làm việc”, Tiến sĩ Hoàng nhấn mạnh.

Tiến sĩ Chử Đức Hoàng đã đề xuất phương án xây dựng mô hình đào tạo - giữ chân - phát triển cho 50.000 kỹ sư với tỷ lệ 70/20/10 (tương ứng với kỹ sư vận hành, thiết kế, nghiên cứu) để bảo đảm tăng trưởng bền vững 25%/năm cho ngành bán dẫn Việt Nam.

Đối với việc đào tạo, Tiến sĩ Hoàng cho rằng, 20 trường công nghệ hàng đầu sẽ tham gia đào tạo với 5.000 sinh viên/năm, tạo nền tảng cho 10.000 kỹ sư bán dẫn/năm.

Chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

TS Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia - NIC cho rằng để đạt được mục tiêu phát triển ngành bán dẫn bền vững, chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái nhân lực toàn diện, không chỉ bao gồm đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên, mà còn cần xây dựng những lãnh đạo công nghệ đủ tầm để dẫn dắt ngành bán dẫn.

Chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học cần phải làm việc chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo rằng nguồn nhân lực Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành bán dẫn trong tương lai.

Thúc đẩy sự vào cuộc của các địa phương

Thực tế, thời gian qua, làn sóng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn lan tỏa, các địa phương như Bắc Ninh, Phú Thọ, Đà Nẵng… đang đồng loạt triển khai các chính sách để phát triển ngành bán dẫn.

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, nhân lực, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, những nỗ lực của các địa phương sẽ giúp Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Hà Nội được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp bán dẫn và cũng là địa phương ưu tiên phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích gần 1.600ha, hiện có 111 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 111.500 tỷ đồng. Các nhà đầu tư đã nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ và phát triển 55 nhóm công nghệ cao, 31 nhóm sản phẩm công nghệ cao.

Hà Nội chủ trương phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành quận công nghệ xanh, quận lõi về phát triển công nghệ cao với 74/109 dự án đầu tư phát triển sản phẩm công nghệ cao với ưu đãi đặc thù.

Chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
Hà Nội chủ trương phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành quận công nghệ xanh, quận lõi về phát triển công nghệ cao

Cùng với Hòa Lạc, 11 khu công nghiệp đã hoàn thành, ở đó có nhiều thương hiệu lớn đến từ các cường quốc công nghiệp, đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ, có nhiều sản phẩm đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đến nay, đã có 55,73 tỷ đô la Mỹ đầu tư nước ngoài tại Hà Nội.

Hạ tầng công nghiệp của Hà Nội là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp bán dẫn. Thêm vào đó, Hà Nội có hạ tầng giao thông ngày càng thuận tiện hơn, kết nối với nhiều địa phương, quá trình chuyền đổi số mang lại nhiều tiện tích, trình độ nhân lực cũng ngày càng được cải thiện khi trên địa bạn hiện có nhiều trường đại học có khả năng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành công nghiệp bán dẫn dự báo có giá trị doanh thu hơn một nghìn tỷ đô. Với Hà Nội, đây là ngành công nghiệp hứa hẹn mang lại giá trị xuất khẩu hàng tỷ đô la Mỹ, đồng thời tạo cơ sở để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2030 xác định thành phố ưu tiên phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đi đầu trong phát triển các ngành mới nổi theo xu thế công nghệ hàng đầu của thế giới.

Luật Thủ đô năm 2024 cũng xác định công nghệ số là lĩnh vực trọng điểm về khoa học - công nghệ của Thủ đô, trong đó bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược. Đó là những cơ sở, động lực để Hà Nội trở thành trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai.

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Hà Nội sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp chung phát triển các loại hình doanh nghiệp số theo phương châm "chính quyền đồng hành - doanh nghiệp hiến kế - kinh tế phát triển".

Thành phố yêu cầu các đơn vị phối hợp các ban, Sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, chuẩn bị các điều kiện về mặt bằng, đất đai, hạ tầng, lao động… để sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư, tập đoàn lớn; đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ để tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, thành phố yêu cầu các đơn vị kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi…

Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ triển khai các ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô. Cụ thể các nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, được áp dụng mức thuế suất ưu đãi với thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân…

Ngành công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực chiến lược, đóng vai trò then chốt trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và là nền tảng cho nhiều ngành công nghệ cao. Với Nghị quyết số 57-NQ/TƯ, chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, cùng những điều chỉnh trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực hợp lý, kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo động lực đột phá cho kinh tế - xã hội và khẳng định vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ thế giới.

Ánh Dương

Đọc thêm

Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số Kinh tế

Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

TTTĐ - Chiều 10/7, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
“Người gác cổng chất lượng” trong nền kinh tế số Doanh nghiệp

“Người gác cổng chất lượng” trong nền kinh tế số

TTTĐ - Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, Việt Nam đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành sản xuất thiết bị điện - điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin.
AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên Doanh nghiệp

AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên

TTTĐ - Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công thương cùng BIDV ký kết hợp tác chiến lược phát triển thương mại điện tử Doanh nghiệp

Bộ Công thương cùng BIDV ký kết hợp tác chiến lược phát triển thương mại điện tử

TTTĐ - Ngày 11/6/2025, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Sacombank góp phần thúc đẩy kinh tế số Thị trường - Tài chính

Sacombank góp phần thúc đẩy kinh tế số

TTTĐ - Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank vẫn giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng. Năm nay, ngân hàng tiếp tục với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025 - do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Thời báo Ngân hàng, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”.
Khởi nghiệp “Triệu Views” và đạo đức trong kinh doanh thương mại điện tử Khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp “Triệu Views” và đạo đức trong kinh doanh thương mại điện tử

TTTĐ - Chiều 8/6/2025, tại Hà Nội, Chương trình "Khởi nghiệp Triệu Views - Hỗ trợ 20 triệu thanh niên khởi nghiệp" đã chính thức diễn ra, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) dành cho giới trẻ Việt Nam.
Hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ từng bước tiếp cận nền kinh tế số Nông thôn mới

Hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ từng bước tiếp cận nền kinh tế số

TTTĐ - Tại Tọa đàm phiên khai mạc sự kiện DX Summit 2025 ngày 27/5/2025, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã có kiến nghị về việc triển khai phần mềm kế toán, nền tảng số cho dùng chung cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025 Kinh tế

Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành kế hoạch nhằm thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số trong các ngành và lĩnh vực, đặt mục tiêu đạt tỷ trọng 20% GRDP vào năm 2025, đồng thời nâng cao năng suất lao động và mức độ ứng dụng công nghệ số trong cộng đồng và doanh nghiệp.
Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số cho doanh nghiệp Doanh nghiệp

Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số cho doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương) - eComDX đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn “Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và chiến lược livestream hiệu quả”.
Xem thêm