Tag

Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu do thiếu sắt

An toàn thực phẩm 15/10/2024 00:00
aa
TTTĐ - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, bữa ăn nhanh của mỗi gia đình đôi khi không đảm bảo vi chất dinh dưỡng. Do đó, ngày càng có nhiều người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.
50% trẻ em Việt bị thiếu máu vì thói quen hay gặp Gần 40% phụ nữ Việt trong tuổi sinh đẻ thiếu máu Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng

Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau.

Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác, như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.

Sắt là một khoáng chất quan trọng được cơ thể chúng ta sử dụng để hình thành các tế bào hồng cầu và cung cấp oxy đi khắp cơ thể; thiếu sắt gây mệt mỏi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung và dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

hế độ ăn không đầy đủ chất sắt dễ gây thiếu máu.
Chế độ ăn không đầy đủ chất sắt dễ gây thiếu máu.

Theo BSCKII Nguyễn Thị Thảo, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh.

Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là phụ nữ có thai. Do đó, mọi người cần nhận biết những dấu hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt là cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể: Mọi người cần ăn đa dạng và đảm bảo ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Các bà nội trợ nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn của gia đình cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt.

Trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt. Thực phẩm có nguồn gốc động vật có hàm lượng sắt cao nhất như: thịt bò, thịt gà, gan động vật, trứng, ngao, sò, hàu, sữa…

Thực phẩm thực vật chứa sắt bao gồm: các loại đậu, đậu lăng, đậu phụ, khoai tây, hạt điều, các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nhiều cám, trái cây khô…

Tuy nhiên, chất sắt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (thường được gọi là sắt heme) là dạng sắt tốt nhất, vì nó được cơ thể dễ dàng hấp thụ. Còn sắt chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc và rau (sắt không phải heme) được hấp thụ kém hiệu quả hơn nhiều so với sắt heme.

Ngoài ra, mọi người cần tăng cường ăn rau xanh và các loại quả tươi giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn; lưu ý không nên uống nước trà đặc quá gần bữa ăn, chỉ nên uống cách sau bữa ăn từ 2 giờ trở đi vì chất tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thụ sắt.

Không chỉ giúp tăng cường miễn dịch, vitamin C còn được chứng minh là giúp tăng cường hấp thụ sắt. Nó thu giữ sắt không phải heme và lưu trữ ở dạng cơ thể bạn dễ hấp thụ hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, uống vitamin C trong bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%.

Do đó, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt, bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt như: Trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, ớt chuông, dưa, dâu tây, chuối, xoài...

Đối với người ăn chay (một trong những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt), việc hấp thụ sắt có thể được tối ưu hóa bằng cách cách tăng cường các loại rau quả chứa nhiều vitamin C trong bữa ăn hàng ngày.

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh thiếu máu dinh dưỡng không đơn thuần là thiếu sắt mà thường thiếu cùng các vi chất khác, điển hình là kẽm. Chính vì vậy, để giúp giúp dự phòng nguy cơ thiếu máu, ngoài đảm bảo đủ lượng sắt, mọi người bổ sung đủ kẽm trong bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là ở em.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt đỏ, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, hàu, sò, cua, cà rốt, đậu nành, giá đỗ, đậu Hà Lan…

Cách chế biến những món ăn giàu sắt đảm bảo an toàn thực phẩm

Tuy nhiên, các loại thực phẩm giàu chất sắt như hải sản, trong quá trình chế biến, người dân cần chú ý đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chị Nguyễn Thanh Yến (quận Ba Đình) chia sẻ: "Tôi đang mang thai nhưng đi khám định kỳ cơ thể lại thiếu sắt rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Được biết, những món ăn nhiều sắt là các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng…

Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn cách chế biến các loại thực phẩm này ra sao để không làm mất chất và vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thông tin về ăn nhiều cá, hải sản có chứa thuỷ ngân hay ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc nhiều bệnh khiến tôi rất lo lắng".

Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu do thiếu sắt
Hải sản là nguồn cung cấp chất sắt và nhiều vi chất dinh dưỡng

Bác sĩ Trương Thị Vân, Nguyên trưởng khoa Sản, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội: Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Mỗi loại sẽ có nhiệm vụ khác nhau.

Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu.

Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Các bà bầu có thể bổ sung thịt bò, thịt gia cầm, cá đừng bỏ qua hải sản như nghêu, hàu, sò… để cung cấp chất sắt; tuy nhiên nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2 - 3 bữa.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, các bà bầu có thể lựa chọn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái, những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Thủy ngân là một kim loại dạng lỏng, thường có mặt trong các loại hải sản. Nếu hàm lượng thủy ngân quá cao có thể trở thành chất độc gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Để đảm bảo an toàn trong thai kỳ cần lựa chọn và chế biến thực phẩm kĩ càng. Thịt có màu đỏ, hải sản chưa nấu chín có thể nguy hiểm. Hầu hết các ký sinh trùng và vi khuẩn có hại bị tiêu diệt trong quá trình nấu chín.

Việc bảo quản đông lạnh lâu là nguyên nhân chính dẫn đến hải sản bị biến đổi thành phần dinh dưỡng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho sức khỏe của mẹ. Do đó, tốt nhất các mẹ bầu nên ăn hải sản tươi để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả An toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả An toàn thực phẩm

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả rà soát cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng An toàn thực phẩm

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 16/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Chee Wah Việt Nam trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung An toàn thực phẩm

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 754 /ATTP – NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo một số loại sữa, thực phẩm bổ sung.
Xem thêm