Chăm lo, tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui khỏe
![]() |
Vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Đảm bảo quyền lợi từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến khám chữa bệnh
Ngăn chặn trục lợi quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo quyền lợi của người bệnh
Ngành BHXH không ngừng đổi mới để phục vụ người dân và doanh nghiệp
Từ 1/9: BHXH Hà Nội giải quyết chế độ ngắn hạn qua giao dịch điện tử
BHXH Việt Nam ban hành Phần mềm Quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra
Công tác chăm sóc người cao tuổi còn nhiều khó khăn
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm cuối 2018, nước ta có hơn 11,3 triệu người cao tuổi, bằng 11,95% tổng dân số. Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên, chiếm 17,5% tổng số người cao tuổi. Dự báo, đến năm 2030, tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta sẽ chiếm khoảng 12,9% dân số và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên 23%.
Đa số người cao tuổi sống ở nông thôn, không có lương hưu, không có tích lũy, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tỷ lệ dân số cao tuổi càng lớn, gánh nặng bệnh tật và tử vong, nhất là với các bệnh không lây nhiễm càng lớn, đặt ra những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết để bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Đến nay, đã có nhiều chính sách, chương trình dành cho người cao tuổi theo các nhóm đối tượng khác nhau nhưng tập trung nhất là các nhóm chính sách về BHXH, BHYT và trợ cấp xã hội. Điều đó đã được thể hiện rất rõ từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013.
Theo đó, ngày 27/9/1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa VII đã ban hành Chỉ thị số 59-CT/TW, nhấn mạnh: “Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước; một bộ phận đông đảo người cao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi.
Sau hơn 14 năm thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW, ngày 27/1/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo kết luận số 305 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW về chăm sóc người cao tuổi và những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới. Ngày 28/4/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi và sau đó là Luật Người cao tuổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010. Bên cạnh những định hướng chung này, hàng loạt các luật, chính sách được thông qua nhằm đảm bảo đời sống kinh tế, đời sống xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng đã được ban hành và thực hiện. Như vậy, định hướng chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nước ta không ngừng được hoàn thiện và phát triển làm cơ sở thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều định hướng chính sách an sinh cho người cao tuổi, tuy nhiên, đến thời điểm này, hệ thống dịch vụ chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi ở nước ta còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Cả nước mới thành lập được 86 cơ sở chuyên chăm sóc người cao tuổi. Mạng lưới trung tâm bảo trợ xã hội của các tỉnh, thành phố mới chăm sóc thường xuyên cho khoảng 20.000 người, bao gồm cả người cao tuổi và người khuyết tật. Hệ thống bệnh viện thuộc ngành Y tế mới có hơn 70 đơn vị thành lập khoa Lão... “Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh, di chuyển khó khăn, nên họ cần được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Tiếc rằng, nhiều đơn vị, địa phương chưa dành sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này”, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế trăn trở.
Bên cạnh đó, mức trợ cấp hằng tháng đối với nhóm người từ 80 tuổi trở lên hoặc có hoàn cảnh khó khăn cũng bộc lộ những bất cập. Cụ thể, trong những năm gần đây, mức chuẩn nghèo liên tục được điều chỉnh tăng, trong khi mức trợ cấp xã hội cho người cao tuổi không tăng, hiện mới bằng 30% so với chuẩn nghèo ở thành thị, 40% chuẩn nghèo ở nông thôn là không hợp lý. Điều đó lý giải vì sao, cả nước đã giải quyết chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 1,7 triệu người cao tuổi và 100% người cao tuổi, thuộc đối tượng được trợ giúp xã hội đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng khi qua đời... nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong các gia đình có thành viên là người cao tuổi vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước.
Cần cộng đồng trách nhiệm
Liên quan đến vấn đề đảm bảo an sinh cho người cao tuổi, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Cả nước hiện có gần 20 doanh nghiệp triển khai xây dựng các trung tâm chăm sóc người cao tuổi theo mô hình của Đức, Nhật Bản… Đây là những quốc gia có nhiều kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số, nên một bộ phận người cao tuổi ở nước ta sẽ được tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, ngành Lao động Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục kiểm tra, rà soát, đánh giá nhu cầu cần được trợ giúp của các đối tượng người cao tuổi, làm căn cứ đề xuất các chính sách trợ giúp phù hợp. Để người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích, ngoài chăm sóc sức khỏe thì rất cần tạo lập không gian, thiết chế dành cho những hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí của người cao tuổi. Trước hết, khắc phục tình trạng chưa bố trí kinh phí và phải hoàn thành việc lập quỹ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi ở các cấp theo quy định của Luật Người cao tuổi. Các địa phương phấn đấu đến hết năm 2019, đảm bảo 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng khám sức khỏe định kỳ, ban đầu cho người cao tuổi.
Thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi, tại Hà Nội, ngoài việc thực thi các chính sách chung, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 8/7/2019 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống.
Theo đó, từ tháng 8/2019, người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi là thành viên thuộc hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo hoặc thuộc cận nghèo, mà trong hộ không có người còn khả năng lao động sẽ nhận được mức trợ cấp hằng tháng bằng mức chuẩn nghèo của thành phố. “Với mức trợ cấp hiện nay là 1,4 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; 1,1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, dự kiến đến cuối năm 2019, Hà Nội sẽ cơ bản không còn người cao tuổi phải sống trong cảnh nghèo”, ông Khuất Văn Thành, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết.
Để chăm sóc tốt cho người cao tuổi, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức và gia đình về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Đồng thời, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội. Ngoài ra cần ưu tiên đầu tư nguồn lực nhà nước và huy động nguồn lực xã hội phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm cho các nhóm dân số đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, người bị di chứng chiến tranh, đồng bào dân tộc ít người, người di cư.
Có thể khẳng định rằng, mức sống của người cao tuổi sẽ được nâng lên, an sinh xã hội cho người cao tuổi sẽ được bảo đảm nếu các cấp, các ngành chức năng, gia đình, cộng đồng và bản thân mỗi người dân cùng nỗ lực, cộng đồng trách nhiệm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số
