Tag

Bố mẹ "tá hỏa" khi con hơn 1 tháng tuổi mắc bệnh giang mai

Sức khỏe 03/08/2022 17:23
aa
TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã phát hiện trường hợp bệnh nhi bé trai 46 ngày tuổi có chẩn đoán mắc giang mai bẩm sinh trong tình trạng bong da tay chân, quấy khóc không rõ nguyên nhân.
Tiếp thêm nghị lực để bệnh nhi vượt khó Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi bị tắc động mạnh chi và mắc bệnh tim bẩm sinh Điều trị thành công cho bệnh nhi viêm phổi nặng do virus RSV Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cứu sống bệnh nhi bị vỡ gan nặng do tai nạn giao thông

Trẻ sơ sinh nguyên nhân bị giang mai do đâu?

Bệnh nhân nhi 46 ngày tuổi, ở Hải Dương được gia đình đưa đến bệnh viện MEDLATEC khám trong tình trạng bong da tay chân, quấy khóc không rõ nguyên nhân.

Bố mẹ bé chia sẻ: "Bé là con thứ 2 trong gia đình được mẹ sinh thường ở bệnh viện huyện. Lúc sinh nặng 3kg, bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt. Bé bị bong da tay, da chân ngay sau sinh. Đặc biệt, khoảng 3 ngày trước đi khám, bé khóc quấy nhiều mà không biết nguyên nhân do đâu. Vì quá lo lắng và nóng ruột nên gia đình đưa bé đến bệnh viện khám".

Bố mẹ
Trẻ mới hơn 1 tháng tuổi mắc giang mai

Qua lý do đi khám và thực tế thăm khám, bác sĩ thấy có hội chứng nhiễm trùng và tổn thương da là các vết bong da tay, chân. Má trái sẩn đỏ, kích thước khoảng 0,5cm. Miệng có tổn thương loét. Ngoài ra, khám các cơ quan, bộ phận khác không phát hiện gì đặc biệt.

Bằng kinh nghiệm khám chữa bệnh, ThS.BS Ngô Thị Cam - Chuyên khoa Nhi giải thích cho gia đình nguyên nhân gây những bất thường của bé nghĩ nhiều do giang mai bẩm sinh. Sau đó, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm: Tổng phân tích máu, CRP, GOT, GPT, ure, creatinine; Xét nghiệm: HBsAg, HCV Ab, HIV, TPHA định lượng và siêu âm thóp.

Kết quả xét nghiệm có số lượng tiểu cầu tăng, xét nghiệm đánh giá tổn thương tế bào gan tăng cao, xét nghiệm CRP để xác định và đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tăng; Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai (TPPA) tăng cao với kết quả 1:20480, tức dương tính. Do vậy, bác sĩ chẩn đoán xác định bé bị giang mai bẩm sinh trong sự lo lắng, bất ngờ của cả gia đình.

Điều đáng nói, giang mai là bệnh xã hội phổ biến lây truyền qua đường tình dục không an toàn, qua đường truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con; chủ yếu hay gặp ở người lớn.

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây nên, hoặc có thể lây truyền qua đường máu. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dung, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc.

Vậy ở trẻ sơ sinh nguyên nhân bị giang mai do đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Dựa vào yếu tố bé được sinh thường, mẹ không được làm sàng lọc các bệnh lây truyền trước khi mang thai và sinh con, trẻ chưa truyền máu bao giờ, lại có triệu chứng bong da từ lúc mới sinh nên nghĩ nhiều đến bé bị giang mai do đường lây truyền từ mẹ trong quá trình mang thai.

Vì vậy, bác sĩ đã khuyên bố mẹ nên làm xét nghiệm giang mai để chẩn đoán nguyên nhân thì bất ngờ cả bố và mẹ đều có kết quả giang mai dương tính.

BSCKI. Dương Ngọc Vân - Chuyên khoa Sản phụ, BVĐK MEDLATEC cho biết: "Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền từ bố mẹ sang con trong lúc mẹ mang thai, sinh nở và cho con bú như bệnh giang mai, HIV, viêm gan B, lậu, chlamydia… Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà thai nhi còn có nhiều nguy cơ như sinh non, sảy thai, thai chết lưu…".

Cách phòng chống bệnh lây nhiễm

Để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm lây truyền sang vợ hoặc chồng hay lây truyền sang con, BS Vân khuyên tất cả các đôi bạn trẻ chuẩn bị kết hôn, các cặp vợ chồng trước hoặc trong khi sinh con cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm các bệnh xã hội như sau: Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn một vợ - một chồng; Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để sàng lọc các bệnh xã hội lây truyền.

Việc làm này đặc biệt cần thiết và nên làm với các cặp đôi chuẩn bị kết hôn để sau kết hôn tránh nghi ngờ nhau do ai mắc bệnh để giữ gìn hạnh phúc gia đình, cũng như bảo đảm an toàn khi sinh con.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

Trước hoặc trong khi mang thai cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường tình dục cho cả vợ và chồng. Theo đó, mẹ bầu cần thiết thực hiện các xét nghiệm kiểm tra gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi, siêu âm thai.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên làm xét nghiệm kiểm tra, sàng lọc bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con qua các xét nghiệm rubella, viêm gan B/C, HIV, xét nghiệm các bệnh nhiễm lây truyền qua đường tình dục (bệnh giang mai, Chlamydia) để phát hiện bệnh sớm, ngay cả những mẹ bầu sinh con đầu khỏe mạnh hoặc không có dấu hiệu cũng không chủ quan, vì đa số các bệnh lây nhiễm diễn biến thầm lặng.

Nếu thấy có triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như vết loét, vết sùi, mụn nước mọc bất thường ở vùng sinh dục, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị hoặc điều trị dự phòng thích hợp, tránh lây truyền và để lại hậu quả khôn lường sang con. Từ kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn cách phòng, điều trị nếu có hoặc tư vấn phương pháp sinh con phù hợp và an toàn nhất.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh lây nhiễm nên thực hiện sinh hoạt an toàn, lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh lây nhiễm giang mai, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu, hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Đọc thêm

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường Tin Y tế

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

TTTĐ - Trường Đại học Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture công bố hợp tác triển khai “Chương trình can thiệp về phòng chống và kiểm soát thuốc lá điện tử tại các trường trung học cơ sở ở các thành phố lớn tại Việt Nam”. Đây là sáng kiến nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe học đường, tăng cường nhận thức và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước.
Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị Tin Y tế

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đạt 94,2% dân số - một con số đáng ghi nhận cho thấy nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính sách và các địa phương trong việc mở rộng mạng lưới an sinh.
Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi Sức khỏe

Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

TTTĐ - Khi mọi người ngày càng ý thức hơn về việc theo đuổi lối sống lành mạnh, họ chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của các sản phẩm. Các yếu tố như ít đường, không chất phụ gia, thành phần tự nhiên và chế biến tối thiểu đã trở thành những lựa chọn quan trọng để cân nhắc.
"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi" Sức khỏe

"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi"

TTTĐ - Nhà thuốc An Khang đang tiên phong kiến tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe hoàn toàn miễn phí, ấp ủ trở thành "người bạn tâm giao" đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.
Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả Tin Y tế

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

TTTĐ - Trước tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn lưu hành trên thị trường, Bộ Y tế đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dược. Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, đã có cuộc trao đổi chi tiết một số nội dung xung quanh vấn đề này.
Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế Tin Y tế

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

TTTĐ - Ngày 7/5, TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có trao đổi với báo chí liên quan đến các vụ việc bạo hành cán bộ, nhân viên y tế xảy ra thời gian gần đây.
Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam Tin Y tế

Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam

TTTĐ - Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) đánh dấu cột mốc trong việc tăng cường hợp tác toàn diện nhằm nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và năng lực nghiên cứu y học của cán bộ y tế của Bệnh viện.
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 2056/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2025 với chủ đề: “Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững”.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân Tin Y tế

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân

TTTĐ - Ngày 7/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân Tin Y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân

TTTĐ - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, việc miễn viện phí cho toàn dân là chủ trương rất lớn, nhân văn, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta trong việc chăm nom sức khỏe cho người dân...
Xem thêm