Tag

Bình Điền triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh tại Tây Nguyên

Nông thôn mới 16/06/2023 12:00
aa
TTTĐ - Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng Ban cố vấn và các bên tham gia vừa tổ chức "Hội nghị triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho 5 tỉnh Tây Nguyên".
Bình Điền khởi động Chương trình Canh tác cà phê thông minh tại Tây nguyên Bình Điền Quảng Trị ký kết hợp tác kinh doanh với thành viên Tập đoàn Phongsavanh Bình Điền chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng trong tình hình mới

Hội nghị được thực hiện theo nội dung đã được ký kết giữa Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (thương hiệu Phân bón Đầu Trâu), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cuối năm 2022 về Chương trình Canh tác Cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tại chương trình có đại diện lãnh đạo Công ty Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện WASI, cùng hơn 50 cán bộ khuyến nông từ các huyện trồng cà phê trọng điểm của 5 tỉnh Tây Nguyên đã tham dự hội nghị.

Bình Điền triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh tại Tây Nguyên
Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền phát biểu tại Hội nghị

Tính cấp thiết của chương trình

Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê trọng điểm của cả nước (chiếm 92% diện tích), đóng góp lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, theo TS Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu - Phát triển sản phẩm, Công ty Bình Điền, thành viên ban cố vấn chương trình, các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên được nông dân đầu tư cao, như bón quá nhiều phân bón khoáng, phun xịt quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, lãng phí lớn nguồn tài nguyên nước tưới; Cây trồng xen đa dạng mà chưa có mô hình hiệu quả cao; Quản lý giống lỏng lẻo; Cùng với những tác động khách quan như nắng nóng kéo dài hoặc ngay trong mùa mưa cũng có khi nắng nóng kéo dài, mưa lại bất thường.

Giá vật tư nông nghiệp không ổn định, khó cho tính toán đầu tư của nông dân; hiện tượng xói mòn làm mất độ phì nhiêu của đất, trong khi nông dân đầu tư không cân đối giữa phân bón khoáng và phân bón hữu cơ, gần như không bón phân hữu cơ, làm cho đất trồng cà phê bị suy thoái nghiêm trọng, nổi bật nhất là suy thoái hữu cơ, suy giảm độ no bazơ, hệ sinh học đất (động vật và vi sinh vật có ích) bị ảnh hưởng lớn. Chỉ tính riêng vụ hạn năm 2016 đã ảnh hưởng đến 116,4 ngàn ha cà phê tại Tây Nguyên, diện tích cà phê mất trắng do hạn là 6,9 ngàn ha.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê tái canh giai đoạn 2014- 2020 lên đến 90 ngàn ha và 30 ngàn ha khác phải ghép cải tạo (chiếm 18,5% tổng diện tích cà phê toàn vùng). Dự kiến đến năm 2025, diện tích cà phê cần tái canh là 75 ngàn ha và 35 ngàn ha cần ghép cải tạo. Gần đây, diện tích cây trồng xen trong vườn cà phê đang có xu hướng tăng rất nhanh, cũng là điểm cần phải tính toán cụ thể.

Bình Điền triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh tại Tây Nguyên
TS. Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển sản phẩm Công ty Bình Điền phân tích các tác động tích cực của chương trình nếu được thực hiện một cách bài bản

Kỹ thuật canh tác cà phê truyền thống, cộng với tác động của biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cà phê tại Tây Nguyên. Vì vậy, việc tổ chức chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

TS Cường chia sẻ thêm: “Mục tiêu đặt ra của chương trình là xây dựng được quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu áp dụng cho vùng Tây Nguyên đề giúp duy trì và tăng năng suất (Việt Nam đang là số 1 thế giới), tăng tính cạnh tranh của cà phê Tây Nguyên; Tiết giảm chi phí sản xuất với bộ sản phẩm Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng, sử dụng đúng, đủ và tiết kiệm nước tưới, hạn chế sâu bệnh hại và thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê, từ đó giúp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho nông dân, tiến tới trình cấp có thẩm quyền công nhận quy trình là một tiến bộ kỹ thuật”.

Tại hội nghị, ban cố vấn chương trình đã triển khai công tác điều tra thực tế 500 hộ canh tác ở 5 tỉnh Tây Nguyên; Tổ chức phân tích 200 mẫu đất ở các tầng canh tác trong các vườn trồng cà phê thuần, trồng xen (sầu riêng, hồ tiêu…), trong các vườn cây già cỗi, vườn cà phê đang sung sức… để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu hiện tại và dự báo cho 3 năm tới.

Chọn mỗi tỉnh 3 huyện trọng điểm, mỗi huyện 6 đến 7 hộ trồng cà phê giỏi, tổng cộng 5 tỉnh có 100 hộ làm mô hình điểm, thời gian từ 2023 đến 2025. Sau đó sẽ có đánh giá tổng kết và nhân rộng chương trình ra toàn vùng.

Bình Điền triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh tại Tây Nguyên
TS. Trương Hồng, nguyên Quyền Giám đốc WASI chia sẻ tại chương trình

TS. Trương Hồng, nguyên Quyền Giám đốc WASI, thành viên hội đồng cố vấn chương trình, cho biết: “Canh tác cà phê thông minh là hệ thống các giải pháp kỹ thuật mới, đồng bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê, tăng thu nhập cho nông dân.

Hướng tới nông dân cần sử dụng giống mới, từ cơ sở sản xuất uy tín; Nên trồng cà phê ghép theo hàng; Đa dạng hóa sản phẩm trên vườn cà phê bằng trồng xen cây ăn quả có giá trị; Sử dụng các loại phân bón thế hệ mới cân đối, hợp lý giữa vô cơ và hữu cơ; tưới đúng, đủ lượng nước và đúng thời điểm; dùng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng…

Hứa hẹn thành công

Tham dự hội nghị, ông Na Ry, cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum rất tâm đắc với chương trình, “việc ban cố vấn phân tích rất rõ, rất sâu thực trạng ngành sản xuất cà phê tại Tây Nguyên hiện nay, từ đó đề ra chương trình canh tác thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu với từng bước tổ chức thực hiện rất cụ thể, chặt chẽ, chắc chắn, có công tác bảo đảm chu đáo về mọi mặt, tôi tin chương trình sẽ thành công”, ông Na Ry chia sẻ.

Bà Triệu Thị Yên, phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, cho biết, “chương trình cứ tiến hành từng bước theo kế hoạch đã đề ra, tôi tin người dân sẽ rất dễ tiếp cận, sẽ ủng hộ và hào hứng tham gia, bởi lợi ích rất dễ thấy cho chính mình từ mục tiêu của chương trình đem lại”.

Bình Điền triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh tại Tây Nguyên
Toàn cảnh buổi hội nghị tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chia sẻ, “Bình Điền vừa tổ chức rất thành công Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là tiến bộ kỹ thuật và khuyến nghị mở rộng sản xuất ra toàn vùng. Mục tiêu của Bình Điền là làm sao nâng cao được đời sống mọi mặt cho bà con nông dân.

Từ lúa, giờ đến cà phê. Làm cà phê khó hơn nên phải làm kỹ, từng bước, trong 3 năm tới. Ta có thiên nhiên ưu đãi nhưng phải có công nghệ tiên tiến can thiệp mới có hiệu quả cao, nhất là làm hàng xuất khẩu. Từ chương trình của Bình Điền, chúng tôi mong muốn sự hợp tác của các lực lượng từ đầu vào đến đầu ra cho sản xuất cà phê của bà con nông dân Tây Nguyên”.

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm