Tag

Bất động sản: Toàn cảnh thị trường bán lẻ năm 2020

Thị trường 31/12/2020 07:00
aa
TTTĐ - Thị trường bán lẻ tại Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy yếu dần kể từ đầu tháng 2 khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát và tiếp sau đó là hai đợt tiếp theo vào đầu tháng 4 và cuối tháng 7. Tuy nhiên, thị trường đang cho thấy sự phục hồi trong Q4 và cả trong Q1/2021 nhờ vào các dịp lễ hội cuối năm và Tết Nguyên Đán.
Đầu tư bất động sản Phú Quốc: đừng chậm chân trước làn sóng mới Bất động sản Cẩm Phả: “Bom tấn” chờ kích hoạt Cập nhật về bất động sản xanh, bất động sản thông minh và triển vọng năm 2021 Hưng Thịnh Land nhận giải thưởng nhà phát triển bất động sản nhà ở tốt nhất Đông Nam Á 2020 Bán lẻ bất động sản cao cấp: Các nhãn hàng chuyển hướng sang Châu Á - Thái Bình Dương Savills World Research: Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở cho thuê toàn cầu năm 2020
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam

Đơn cử, trong Quý III /2020, nguồn cung tại TP HCM là 1,5 triệu m2, công suất cho thuê trung bình là 94%, giảm -2 điểm phần trăm theo năm (YoY). Đại dịch đã khiến một số nhà bán lẻ, chủ yếu ở các khu vực ngoài trung tâm phải chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển địa điểm thuê.

Giá thuê vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, do các chủ đầu tư có diện tích đã được lấp đầy miễn cưỡng điều chỉnh giá thuê hoặc áp dụng các ưu đãi ngắn hạn, ví dụ như giảm khoảng $2 phí dịch vụ hàng tháng hoặc giảm giá thuê 30% cho khách thuê mới trong vài tháng.

Tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm mua sắm là 95%, vẫn ở mức cao nhờ vào việc cân đối hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả cũng doanh nghiệp, cũng như việc khách thuê vẫn muốn tiếp tục giữ lại các gian hàng của họ. Các trung tâm mua sắm với đa dạng các loại hình kinh doanh, giải trí và ăn uống thường có tỷ lệ lấp đầy cao hơn.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam, nhận định: “Gần như ngay lập tức, Covid-19 đã tác động trực diện lên thị trường cho thuê nhà phố. Các khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu đột ngột hơn là các nhà bán lẻ quy mô lớn. Đại dịch đã buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Nhiều chuỗi F&B và chuỗi cửa hàng thời trang phải đóng cửa những chi nhánh hay địa điểm có doanh thu kém, làm tăng diện tích trống chung của cả thị trường. Các địa điểm bán lẻ phụ thuộc vào khách du lịch ở khu trung tâm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc giãn cách xã hội và việc hạn chế đi lại du lịch.

Kể từ đầu tháng hai, nhiều nhà bán lẻ đã không gia hạn hợp đồng thuê. Những người muốn giữ lại các vị trí đắc địa sau đại dịch phải tạm thời đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê. Khảo sát gần đây của Savills cho thấy khách thuê mong muốn chiết khấu lên đến -40% so với mức -20% tối đa được đưa ra”.

Trong Quý III/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm -0.1% theo năm, so với mức -12% trong Quý II do những tác động của dịch bệnh Covid-19. Đến tháng 9/2020, tổng doanh thu ngành này giảm xuống còn 40 tỷ đô la Mỹ, giảm -2% theo năm. Tuy nhiên, trong khi doanh thu của ngành bán lẻ hàng hóa tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì ngành F&B lại giảm mạnh -39%.

Tác động của đại dịch lên thị trường bán lẻ và sự phục hồi thể hiện rõ theo tháng. Sau làn sóng Covid-19 lần thứ hai, tăng trưởng trong Tháng 7 giảm -5% so với tháng trước, tăng lên 2% trong Tháng 8 và 11% trong Tháng 9.

Đánh giá về xu hướng bùng nổ thương mại điện tử trong năm 2020, ông Troy cho biết: “Đại dịch đã buộc người mua sắm và nhà bán lẻ phải thay đổi hành vi, tạo cơ hội cho thương mại điện tử. Các nhà bán lẻ truyền thống đã áp dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất và nâng cao dịch vụ.

Tập trung nhiều hơn vào các trang web, nền tảng thương mại điện tử và tăng cường tiếp thị trên thiết bị di động và kỹ thuật số đều là những chiến lược tiếp cận mới. Những khách hàng dần quen thuộc với các chương trình khuyến mãi khi mua sắm trực tuyến và hưởng lợi từ hoạt động giao hàng tận nơi nhanh chóng.”

Nguồn cung mới hạn chế tại khu vực trung tâm đã tạo ra thách thức ngắn hạn cho những nhà đầu tư vừa gia nhập thị trường. Tuy nhiên, làn sóng tái phát triển các địa điểm bán lẻ ở ngoại ô và các khu phức hợp lớn đang nổi lên.

Báo cáo gần đây của Google Temasek dự đoán phân khúc nội địa tăng trưởng 43% theo năm, từ năm 2018 lên 15 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 nhờ vào 66% dân số là người dùng internet thường xuyên và 72% có điện thoại thông minh. Khi thương mại điện tử phát triển, các dịch vụ giao hàng cũng vậy, đặc biệt là F&B. Các siêu thị như Coopmart, Vinmart cũng đã mở rộng dịch vụ giao hàng tận nhà.

Sự tăng trưởng nhanh chóng này còn ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Nghiên cứu của Nielsen từ tháng 7 năm 2020 cho thấy, sau đại dịch, 64% người được hỏi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao hàng trong khi 63% sẽ tăng cường mua sắm trực tuyến.

Một cuộc khảo sát trên các trang web thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam bao gồm Shopee, Tiki, Lazada và Sendo cho thấy tốc độ tăng trưởng lượng truy cập vào các website này đang tăng nhanh. Shopee dẫn đầu với khoảng 27 triệu mỗi tháng tính đến tháng 8 năm 2020.

Vào năm 2021, hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới sẽ ở các khu vực ngoài trung tâm. Khi người tiêu dùng đối mặt với việc mất thu nhập và gia tăng sự không chắc chắn, các nhà phát triển đang trì hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới.

Những đơn vị vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh như dự định sẽ có thể gặp khó khăn với việc các thương hiệu nước ngoài tạm ngừng gia nhập thị trường và các doanh nghiệp đã thành lập hoãn lại kế hoạch mở rộng. Một cuộc khảo sát của Savills vào Quý III/2020 cho thấy nhiều khách thuê ngành F&B và thời trang đã đóng cửa hoặc giảm diện tích thuê. Xu hướng giảm quy mô này có khả năng tiếp tục trong trung hạn.

Sự kết hợp giữa các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh sớm, cải cách cơ chế hỗ trợ, quản trị tài chính của Chính phủ và các chương trình kích thích toàn cầu đã làm tăng kỳ vọng phục hồi ở Việt Nam. Theo báo cáo gần đây nhất của ADB, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất ở châu Á với 6,8% năm 2021.

Ông Troy tổng kết: “Giá thuê thấp hơn có thể sẽ tạo động lực cho ngành trong khi các nhà bán lẻ truyền thống sẽ cần phải đổi mới các chiến lược phù hợp hơn. Hầu hết các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như F&B, phòng tập và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng vì người tiêu dùng sẽ nhanh chóng đón nhận ‘bình thường' sau nhiều tháng giãn cách xã hội.

Các lĩnh vực mở rộng hình thức trực tuyến mạnh mẽ hơn như thời trang có thể thấy lợi nhuận chậm hơn khi xem xét sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang bán hàng trực tuyến”.

Đọc thêm

Bất động sản ven Hội An và Điện Bàn đang tạo sức hấp dẫn Thị trường

Bất động sản ven Hội An và Điện Bàn đang tạo sức hấp dẫn

TTTĐ - Quảng Nam có nhiều lợi thế để trở thành “đầu tàu” kinh tế tại khu vực duyên Hải miền Trung. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, việc quy hoạch mở rộng không gian đô thị đang được chính quyền địa phương hết sức chú trọng.
Gamuda Land tổ chức sự kiện vinh danh với hơn 1.500 môi giới bất động sản tham gia tại Celadon City Thị trường

Gamuda Land tổ chức sự kiện vinh danh với hơn 1.500 môi giới bất động sản tham gia tại Celadon City

TTTĐ - Nhà phát triển bất động sản thành danh trên thị trường quốc tế Gamuda Land vừa chính thức tổ chức lễ vinh danh các sàn môi giới bất động sản đã đồng hành cùng Celadon City tại thị trường phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Khởi động mạnh mẽ thị trường bất động sản Quảng Nam Thị trường

Khởi động mạnh mẽ thị trường bất động sản Quảng Nam

TTTĐ - Giới kinh doanh bất động sản nhận định, dự án Riveria Hội An Complex tại Điện Bàn được kì vọng tạo nên sức hút, trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực ven Hội An của tỉnh Quảng Nam.
Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản! Thị trường

Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản!

TTTĐ - Nhà ở xã hội (NƠXH) được xem là "phao cứu sinh" cho những người lao động có thu nhập thấp, mong muốn an cư lạc nghiệp tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế, “chiếc phao” này không dễ dàng chạm tới, đặc biệt khi thủ tục chứng minh thu nhập đang trở thành một "cửa ải" đầy thách thức đối với không ít người muốn mua NƠXH.
Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội Thị trường

Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định quy định việc ưu tiên đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng bằng vốn đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm cũng được ưu tiên thuê nhà ở xã hội.
Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước Thị trường

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước

TTTĐ - Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày Thị trường

TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh quy định chỉ các dự án căn hộ du lịch mới được khai thác cho thuê lưu trú ngắn ngày, căn hộ để ở không được kinh doanh loại hình này.
“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven Thị trường

“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven

TTTĐ - Bình Dương duy trì vị thế "thủ phủ công nghiệp" với tốc độ đô thị hóa cao và dòng vốn FDI dồi dào. Sự dịch chuyển đầu tư, nhu cầu nhà ở và quy hoạch đô thị đang tái định hình thị trường, mở ra cơ hội tại các khu vực giàu tiềm năng.
Nhận diện "sóng" địa ốc 2025 Thị trường

Nhận diện "sóng" địa ốc 2025

TTTĐ - Thị trường bất động sản Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều tín hiệu tích cực, khi nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư tiếp tục đổ vào hạ tầng và chính sách pháp lý dần hoàn thiện.
Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển vào khu vực phía Nam Thị trường

Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển vào khu vực phía Nam

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đang là điểm sáng được các nhà đầu tư lựa chọn nhờ vào tiềm năm tăng trưởng và hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng.
Xem thêm