Tag

Bảo vật quốc gia cửu đỉnh và nghệ thuật đúc đồng thế kỷ XIX

Nghệ thuật 31/01/2025 13:00
aa
TTTĐ - Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, trong Hoàng thành (Đại nội) của kinh thành Huế. Các hình khắc, hoa văn, họa tiết trên Cửu đỉnh là một sự đa dạng trong thống nhất, chưa từng có ở các công trình, tác phẩm mỹ thuật tồn tại trong lịch sử Việt Nam.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Vang mãi tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã Người giữ lửa và tiếp nối tinh hoa làng nghề đúc đồng
Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng đúc năm 1835 thời vua Minh Mạng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, trong khu vực Hoàng thành - Đại nội Huế
Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng đúc năm 1835 thời vua Minh Mạng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, trong khu vực Hoàng thành - Đại nội Huế

Hội tụ linh khí đất trời

Cửu đỉnh được coi là “Bộ bách khoa thư của Việt Nam”, bởi cách tạo tác và các hình chạm nổi trang trí chứa đựng tư tưởng của một thời đại, tâm tư và ý niệm của con người về đất nước, về vũ trụ và thiên nhiên. Mới đây “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng Hoàng cung Huế” (Cửu đỉnh) đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục việc hoàn thiện. Trước khi đúc, triều đình tổ chức lễ cáo, đúc xong đưa tới đặt trước sân Thế Tổ Miếu (bên trong Hoàng thành) làm lễ tạ, từ đó, Cửu đỉnh còn nguyên ở vị trí này cho đến tận ngày nay.

Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu và được xem là “Bộ bách khoa thư của Việt Nam”
Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu và được xem là “Bộ bách khoa thư của Việt Nam”

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế nhận định, trải qua 200 năm, đi qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, song đến nay, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Đây là những bản nguyên gốc và cũng là bản duy nhất, từ khi được hình thành, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.

Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, điều này được thể hiện ở hình dạng cổ thắt, phần thân phình rộng để chứa đựng những tinh tuý đó, bộ chân quỳ to khỏe vững chãi, chắc chắn được xem là bệ đỡ để gánh tất cả các biểu tượng được coi là tinh hoa của đất nước.

Chín chiếc đỉnh này được xem như là mong ước hoà hợp với đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu, trường tồn mãi của triều Nguyễn với thời gian. Ngoài tính biểu trưng cho các vị vua, thể hiện quyền lực của vương triều nhà Nguyễn thì Cửu đỉnh như một bộ “Địa dư chí lược” của Việt Nam đầu thế kỷ XIX được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với tổng cộng 162 họa tiết được chạm nổi tinh xảo.

Bên cạnh đó, Cửu đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ.

Tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9: “Chín tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ; chín ngọn núi lớn; chín con sông lớn; chín sông đào và sông khác; chín cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng; chín con thú lớn bốn chân; chín con vật linh; chín loài chim; chín loại cây lương thực; chín loại rau, củ; chín loại hoa; chín loại cây lấy quả; chín loại dược liệu quý; chín loại cây thân gỗ; chín loại vũ khí; chín loài cá, ốc, côn trùng; chín loại thuyền, xe, cờ”.

Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại đa dạng trong thống nhất, có giá trị độc bản
Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại đa dạng trong thống nhất, có giá trị độc bản

Chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: Bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới có bầu 3 chân, ở phần cổ đỉnh bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi (1835), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau.

Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng, Chương đỉnh đối diện với án thờ vua Thiệu Trị, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Tự Đức, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Kiến Phúc, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Khải Định, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Cửu đỉnh được đúc theo phương thức thủ công truyền thống. Khuôn đúc bằng đất sét cũng được tạo tác thủ công vô cùng tỉ mỉ. Sau khi hoàn thành, tất cả khuôn đúc được phá bỏ để tránh sự sao chép.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Huế, kỹ thuật đúc đỉnh rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề điêu luyện. Khi chế tác, trong tâm thức của người thợ cũng như ý đồ của triều đại là muốn đúc 9 chiếc đỉnh cao và nặng kích thước khác nhau. Nhìn chung, các đỉnh vẫn tạo ra sự thống nhất trong tổng thể, thống nhất mà không đồng nhất, tất cả đều bề thế, cao to, vững vàng mà không nặng nề.

Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn
Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn

Trên thân của đỉnh lại trang trí một kiểu riêng, biểu hiện sự giàu đẹp của mọi miền Tổ quốc; núi sông, cây cỏ, động vật, xe thuyền và các quan niệm về vũ trụ và thiên nhiên… Nếu ở Tuyên đỉnh có sông Hồng thì Huyền đỉnh có sông Cửu Long và Nhân đỉnh có sông Hương. Nếu Cao đỉnh có cọp trên rừng thì Nhân đỉnh có cá voi dưới biển. Các hình ảnh ở Cửu đỉnh đều biểu hiện những cảnh vật rất thật và quen thân với dân tộc Việt Nam.

Trên Cửu đỉnh cũng có những hình ảnh sản vật liên quan đến vương triều nhà Nguyễn như cây nam trân (lòn bon) được khắc chạm trên Nhân đỉnh. Quả lòn bon rất ngọt, mọc nhiều ở rừng Quảng Nam, hiện vẫn được bán trên thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế...

Để làm nên Cửu đỉnh, người thợ phải làm ra những chiếc khuôn đúc với tỷ lệ chuẩn xác nhất định, đây là công đoạn quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc đúc Cửu đỉnh nói riêng. Từ cách tạo dáng đến các hình chạm nổi trang trí bên ngoài cho thấy tất cả các đơn vị hoa văn, họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh là một thực thể độc lập và duy nhất, không lặp lại ở bất kỳ nơi đâu.

Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại lại trang trí tinh xảo theo một kiểu riêng, tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời Nhà Nguyễn. Ở mỗi đỉnh cũng có sự khác nhau về cách sử dụng hình tượng và cách sắp xếp các bố cục khác nhau.

Các mảng chạm khắc chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với sáu mảng trống. Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Tất cả các hình đều đề tên riêng, cụ thể như tập hình đồ phong cảnh đất nước với những cảnh đẹp nổi tiếng. Tầng trên gồm 5 loại thể hiện trên mặt đất: Chim, rồng, hoa quả, lúa đậu, cây thuốc, tổ yến; tầng dưới gồm 5 loại thuộc về đất và nước: rùa, cá, tàu thuyền, vũ khí, đồ vật.

Tại lễ đón Bằng công nhận của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, địa phương cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; với các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản; để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc thêm

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Xem thêm