Tag

Bảo quản nông sản sau thu hoạch đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng

Nông thôn mới 03/12/2021 10:00
aa
TTTĐ - Việc bảo quản nông sản sau thu hoạch luôn là công đoạn quan trọng giúp nông sản không bị ẩm mốc, hư hỏng, sâu mọt, côn trùng phá hoại dẫn đến hao hụt, ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó, người dân cần có phương án bảo quản khoa học, phù hợp với từng loại nông sản theo từng mùa vụ khác nhau.
Hanoi Agriculture 2021: Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt qua hệ thống Tập đoàn AEON Mô hình nông nghiệp dinh dưỡng hỗ trợ người dân Định Hóa từng bước thoát nghèo Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cho người dân tỉnh Quảng Trị Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho bà con vùng nông thôn và miền núi Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ thấp, còi ở Việt Nam

Bảo quản nông sản sau thu hoạch theo cách truyền thống

Từ xưa đến nay, việc bảo quản nông sản gồm lúa, ngô, khoai, sắn… sau thu hoạch luôn là một trong những công đoạn quan trọng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của các loại sản phẩm. Tùy vào điều kiện, thời tiết của từng địa phương, người dân có những cách bảo quản khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết vẫn là bảo quản theo phương thức truyền thống.

Chị Tá Sơn Minh (xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ: Do đặc thù về thổ nhưỡng, khí hậu nên Vân Tùng có lợi thế về trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô. Đây cũng là hai cây lương thực chủ lực trên địa bàn xã.

Việc trồng các loại cây lương thực này ngoài việc cung cấp lương thực phục vụ bà con Nhân dân tại địa phương thì còn được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Do đó, sau khi thu hoạch về, người dân đã phơi nông sản dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô hoàn toàn rồi cất vào kho để bảo quản, dùng dần.

Theo chị Tá Sơn Minh, việc phơi và bảo quản thóc đúng cách, đúng kỹ thuật chính là một trong những biện pháp giúp tăng năng suất đối với bà con nông dân vì thực tế mức hao hụt sau khi thu hoạch của lúa thường chiếm tới 15 đến 20%.

Để làm khô thóc theo có thể dùng nhiều cách như phơi dưới thời tiết nắng, phơi trong bóng mát, phơi trên nền xi măng, trên những tấm bạt, sân gạch… Đây chính là những phương pháp truyền thống, được hầu hết bà con nông dân sử dụng. Với cách phơi này nó có một số nhược điểm như phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, điều kiện sân bãi, khi tiến hành xay xát để sử dụng thì tỉ lệ hư hao nhiều và chất lượng gạo lại không được cao.

Bảo quản nông sản sau thu hoạch đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng
Thu hoạch lúa mùa trên địa bàn huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn

“Mục đích của việc bảo quản là để giúp cho hạt thóc luôn được đảm bảo, thóc không bị ẩm ướt, không bị mốc, bị men, các loại côn trùng, chuột vào phá. Dụng cụ bảo quản thích hợp là chum, vại, bồ, hòm, thùng phuy, cót quây… có nắp đậy kín. Cách này thường được các hộ gia đình áp dụng với số lượng nhỏ. Thóc sau khi được phơi khô đến độ thủy phần an toàn (khoảng 11-13%), quạt sạch để loại bỏ tạp chất, sâu mọt và chuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo để tồn trữ, dùng dần. Nếu được đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được 4-5 năm mà chất lượng hạt gạo vẫn đảm bảo, tỷ lệ hao hụt không đáng kể”, chị Minh nhấn mạnh.

Ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản

Cũng là địa phương có diện tích sản xuất lúa thương phẩm lớn, hằng năm, trên diện tích khoảng 9.000 ha, sản lượng lúa của huyện Yên Định (Thanh Hóa) đạt khoảng 55.000 tấn. Do đó, để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, UBND huyện Yên Định đã khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư máy sấy lúa để bảo đảm chất lượng hạt gạo.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định, cho biết: Trước đây hầu hết lúa sau thu hoạch trên địa bàn huyện đều được sơ chế theo hình thức thủ công và chủ yếu là phơi khô trên nền gạch, hình thức này phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên nếu thu hoạch gặp mưa kéo dài, lúa dễ bị mọc mầm hoặc mốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt bình quân khoảng 11 - 13%.

Vì vậy, để chủ động trong việc sơ chế, bảo quản, nhằm hạn chế tổn thất, nâng cao chất lượng cho các loại nông sản, từ năm 2016, UBND huyện đã cân đối nguồn kinh phí từ các chương trình hỗ trợ 3 hợp tác xã, 1 doanh nghiệp đầu tư lắp đặt máy sấy nông sản. Đến nay, toàn huyện hiện đã có 9 máy sấy các loại nông sản và chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể.

Bảo quản nông sản sau thu hoạch đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng
Bà con nông dân thu hoạch nông sản

Để giải bài toán khó cho việc giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm tạo nguồn nguyên liệu đủ lớn cho công nghiệp chế biến; Hỗ trợ nông dân tiếp cận các chính sách ưu đãi từ vốn để đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân...

Thời gian qua, không chỉ các doanh nghiệp mà các hợp tác xã, cơ sở sản xuất nhỏ cũng đã quan tâm đầu tư thiết bị chế biến hiện đại từ khâu thu hoạch, bảo quản, áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị nông sản. Tiêu biểu, như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc, Thanh Hóa), đầu tư 1 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy sấy thăng hoa sản xuất bột và trà rau má túi lọc; Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Thành Công (Như Xuân, Thanh Hóa), đầu tư hệ thống nhà lạnh, công suất 20 tấn để bảo quản sản phẩm cây ăn quả...

Được biết, để đẩy mạnh sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch trên địa bàn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với ngành nông nghiệp, rà soát và cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ 5 hợp tác xã xây dựng nhà xưởng sơ chế, kho lạnh, tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng.

Đồng thời, các địa phương lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư hệ thống sơ chế. Đây được xem là động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã thúc đẩy công tác sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch; Góp phần nâng cao giá trị kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân.

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Xem thêm