Bài 4: Thực hiện lối sống khỏe, tăng sức đề kháng dịch bệnh
![]() |
Các banner về phòng chống dịch bệnh nCoV được đặt ở nhiều nơi trong Bệnh viện Phổi Trung ương
Bài liên quan
Bộ đội biên phòng Cao Bằng tích cực phòng chống dịch bệnh nCoV
Chuẩn bị sẵn sàng trước tình huống xấu nhất
Mặc dù Bệnh viện Phổi Trung ương không phải tuyến đầu phòng chống dịch theo phân công của Bộ Y tế nhưng đã chủ động làm rất nhiều bước chuẩn bị ứng phó với nCoV.
Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết, những ngày qua, tại Bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám vì nghi ngờ bị nhiễm nCov có tăng nhưng không nhiều. Tính tới thời điểm hiện tại, có một trường hợp nghi bị nhiễm virus Corona và đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đó là trường hợp bệnh nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam du lịch.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung cũng cho biết, nếu dịch bùng phát thì Bệnh viện Phổi sẽ là nơi điều trị chuyên sâu nhất. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề xuất với Bộ Y tế 40 giường bệnh dành để điều trị tích cực nếu trong trường hợp xấu nhất là dịch bùng phát. Tuy nhiên, chúng ta đừng chờ đợi đến lúc bùng phát mà phải chuẩn bị ở mức tối đa.
![]() |
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về tình hình chủ động phòng dịch bệnh trong bệnh viện |
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Phổi Trung ương đã sẵn sàng 4 giường bệnh và đang tiếp tục đầu tư 20 giường theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Bệnh viện sẽ chuẩn bị đủ trang thiết bị từ máy thở cấp độ cao, máy thở dành cho những trường hợp chuyên biệt, các phương tiện hỗ trợ hồi sức kèm theo.
Đặc biệt, bệnh viện sẽ hỗ trợ hướng dẫn để điều trị viêm phổi Corona nhưng có bệnh phổi nền như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, bội nhiễm nấm… Hiện nay, toàn bộ bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện đã chuẩn bị tình huống ở cấp độ cao nhất.
Trước đó, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có những hướng dẫn đối với tất cả nhân viên khi gặp phải những trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV thì phải làm như thế nào và đang triển khai rất hiệu quả.
“Trong dịp này, chúng tôi chuẩn bị ban hành hướng dẫn chuyên điều trị viêm phổi liên quan đến dịch nCoV, phổ biến kiến thức cơ bản trong giờ giao ban để toàn bộ nhân viên phải hiểu chung một cơ sở khoa học, thực hành chuẩn trong bệnh viện, kiểm soát lây nhiễm.
Bên cạnh đó, để sàng lọc, tất cả các phương tiện kiểm soát lây nhiễm nhiều mặt, bệnh viên đã mua bình xịt chạy điện để khử trùng, phòng khám sau khu khám bệnh phải khử trùng, dành riêng một phòng chụp X-quang…”, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung cho biết thêm.
Tích cực hỗ trợ các đơn vị bạn
Trước tình hình đại dịch đang ngày càng có chuyển biến phức tạp, cả nước đang cùng chung tay đẩy lùi bệnh dịch, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung cho biết: “Bệnh viện Phổi Trung ương đã có truyền thống về phòng chống lao quốc gia cũng là bệnh lây nhiễm, vì vậy chúng tôi thấy có trách nhiệm rất lớn đối với cộng đồng. Tại bệnh viện, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, chúng tôi đã chuẩn bị hai đội ứng phó ngoại tuyến với đầy đủ trang thiết bị của hai xe cứu thương có thể hỗ trợ cho các tuyến cũng như đơn vị bạn trong những trường hợp cần thiết. Mặt khác, chúng tôi cũng thực hiện tất cả các tuyên truyền, vận động để cho người dân có thể hiểu đúng và thực hành đúng.
Hiện tại, Bệnh viện Phổi Trung ương đang tập trung nguồn lực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tập trung cho phối hợp tốt nhất trong hệ thống y tế. Nếu trong trường hợp không kiểm soát được dịch bùng phát thì thì bệnh nhân sẽ chuyển vào khu cách ly của Bệnh viện Phổi Trung ương. Như vậy, Bệnh viện Phổi Trung ương đã chuẩn bị rất nhiều kịch bản tùy theo tình hình cụ thể để thực hiện”.
Bệnh viện Phổi Trung ương cũng tích cực trong công tác chuẩn bị cho hàng rào tuyến sau điều trị chuyên sâu những trường hợp nặng mà có bệnh phổi mãn tính từ trước và bây giờ mắc nCoV.
Đối với hàng rào tuyến một, tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã chuẩn bị những cơ sở y tế tại chỗ, chuẩn bị sẵn sàng những trang thiết bị và nhân lực cho những trường hợp xấu nhất xảy ra.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung cũng nhấn mạnh, nếu có nguy cơ mắc bệnh, nguời dân nên chủ động khai báo và theo dõi sau 14 ngày vì nếu giấu bệnh thì hết sức nguy hiểm. Đó là trách nhiệm của mình và trách nhiệm đối với gia đình của mỗi người.
Mọi người không nên quá lo lắng mà hãy nghe tư vấn của cán bộ y tế hoặc gọi qua đường dây nóng. Trong dịp này, mỗi người dân nên chủ động phòng tránh và tích cực thực hiện lối sống khỏe như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc… để tăng sức đề kháng đối với dịch bệnh.
Bài liên quan
Bài 2: "Áo xanh" đồng hành cùng người dân
Bài 3: "Sốt sình sịch" nước rửa tay sát khuẩn "made in" Thủy lợi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình
