Tag
Những người ươm thêm nắng cho bầu trời Hà Nội

Bài 4: Quang Phùng - giúp Thủ đô thay đổi bằng những tấm ảnh phản biện

Văn hóa 28/07/2020 11:19
aa
TTTĐ - Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, gần như cả đời gắn bó với xóm Hạ Hồi, phố Quang Trung, nhà nhiếp ảnh Quang Phùng yêu đất này theo cách riêng của mình. Bằng cách ghi lại những tấm ảnh về những điều chưa được của Hà Nội, ông khiến người ta giật mình, lay động và thay đổi.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô nâng cao chất lượng, hướng tới cộng đồng

Khi biết yêu cái lá là biết trân trọng cuộc sống

Từ nhiều năm nay, mỗi lần đi qua phố Quang Trung vào buổi sáng tôi thường đưa mắt tìm kiếm. Bóng dáng một người đàn ông nhỏ thó, thấp đậm, mỗi năm lại nhỏ đi một chút, tóc búi tó bạc phơ, nét mặt hóm hỉnh, tay chống batoong, cổ đeo lủng lẳng máy ảnh đã quá quen thuộc. Vậy mà gần đây, tôi không nhìn thấy ông nữa.

Biết ông tuổi cao, có khi sức yếu rồi, khi thu xếp được thời gian, vào tận nhà, tôi thật mừng khi thấy ông đang… nằm khểnh trên giường, tay phe phẩy chiếc lá. Đó là một chiếc lá vàng rất đẹp, chắc là ông vừa nhặt được ở đâu đó trên đường về nhà.

Đã nhiều lần như vậy, khi thì đi trên phố Bà Triệu, chiếc lá rơi vào đầu ông cũng nhặt về để làm quạt. Khi thì ở Bờ Hồ, gió nhẹ thổi tới, một chiếc lá đáp xuống, ông còn mang về treo nó lên, khi mỏi mệt thì mang ra ngắm, bỗng dưng thấy khỏe khoắn trở lại. Quang Phùng bảo, mình yêu và trân trọng từng cái lá thì sẽ biết yêu thiên nhiên, trân trọng cuộc sống xung quanh mình.

1619 img 6601
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng trong căn phòng chứa đầy ảnh của mình ở xóm Hạ Hồi

Tiếp theo câu chuyện về chiếc lá, Quang Phùng mang ra khoe bộ ảnh về cây xanh Hà Nội mà ông kiên trì chụp được thời gian qua. Cây xanh Hà Nội thì đương nhiên rất đẹp rồi, hiếm có Thủ đô nào trên thế giới có nhiều cây xanh đến như vậy. Dù vậy, bộ ảnh này vẫn mang đậm chất Quang Phùng, đó là những bức ảnh được rửa ra theo chuẩn 20x30cm và có tính phản biện rất cao.

Không chỉ chụp vẻ đẹp của những cây xanh khi mang đến cảnh quan xanh mát, trong lành, tác dụng to lớn đến cuộc sống con người thành phố, chụp những cây mới được trồng quanh hồ Gươm với những giá đỡ cẩn thận bằng thép cho khỏi đổ, ông đặc biệt chú trọng đến cách người ta đối xử với những cái cây. Đó cũng là một phần văn hóa ứng xử chưa được của người đất này.

Thông qua những phận cây, sự ích kỉ và cẩu thả của một bộ phận người Hà Nội hiện lên rất rõ. Cây bàng trước cổng trường THCS Quang Trung một thời xanh mướt xòa bóng mát nay đã bị chặt đi thay thế bằng cây khác. Cây vông vang trước cổng đền Ngọc Sơn đã bị mục trơ lại gốc già nua mà không ai động lòng cứu chữa.

1615 img 6568
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng kể về những bức ảnh chụp cây xanh Hà Nội

Thậm chí, những tấm ảnh còn xoáy cận vào tận những chiếc đinh rất to đóng thẳng vào thân cây. Hay những thứ lằng nhằng khác quàng cả lên cây cho tiện lợi mà chẳng hề đếm xỉa đến việc cái cây có bị quá tải hay không; Rồi cả những hốc cây mục ruỗng ra chẳng biết đổ ập xuống bất cứ lúc nào hay những cành cây chảy nhựa thâm xì như tứa máu khi bị cắt phạt.

Những thay đổi rất nhỏ từng gốc cây quanh hồ Gươm cũng không thể nào lọt qua nổi mắt ông. Từng ổ mối, hang chuột đe dọa sự sống của những cây này đều được ông ghi lại.

Hỏi tại sao lại chụp những bức ảnh ấy, Quang Phùng vẫn cười hóm hỉnh trả lời rằng tận trong đáy long mình ông luôn mong Hà Nội tốt đẹp hơn. “Yêu cho roi cho vọt. Yêu là phải nhìn cả vào khuyết điểm của nhau để mà giúp nhau sửa chữa chứ không chỉ tung hô, động viên.

Hà Nội có bao nhiêu con người thì ngần ấy người nhìn Hà Nội theo cách riêng của mình. Riêng ông, ông thường chụp những cái xấu, cái chưa đẹp và cả những cái không ổn định để thông qua tiếng nói của nhiếp ảnh, đóng góp một vài lời phản biện xã hội, mong cho Hà Nội sẽ hoàn thiện hơn.

Bây giờ, nhìn vào những bức ảnh ấy người ta sẽ phải thấy sự ác độc, vô tình của mình. Còn dư luận qua đó mà xót xa, lên án những hành động tội lỗi ấy. Mấy chục năm nữa, người đời sau nhìn lại sẽ có sự so sánh về cách ứng xử của mỗi đời sao cho không bao giờ lặp lại như vậy nữa.

Những bộ ảnh để đời

Có lẽ, chính bởi vậy, trong căn phòng nhỏ chừng 10 mét vuông này đã chất chứa cả gia tài ảnh của ông với rất nhiều những bộ ảnh có cùng một quan niệm như vậy. Để nói về nhãn quan chụp ảnh của Quang Phùng thì phải nói đến cả một quá trình.

Quang Phùng năm nay đã 88 tuổi rồi. Ông sinh năm 1932 tại Hà Đông trong một gia đình dòng dõi. Bố làm tri phủ Hoài Đức, mẹ là thục nữ nổi danh Hà thành, sau khi lấy chồng thì làm nội trợ không buôn bán giấy mực ở phố Hàng Gai nữa nhưng con phố này vẫn gắn bó với ông suốt những năm thơ bé.

Thuở nhỏ Quang Phùng được mẹ cho học ở trường Kỹ nghệ thực hành do người Pháp dạy trên phố Quang Trung. Năm 1948, Quang Phùng bắt đầu tham gia hoạt động nội thành Việt Minh. Năm 1954, ông là một trong số rất ít phóng viên Việt Nam ghi lại được hình ảnh “lớp lớp đoàn quân tiến về’’ hào hùng và sống động.

1628 unnamed
Tác phẩm của nhà nhiếp ảnh Quang Phùng

Sau ngày giải phóng Thủ đô, ông tham gia Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định đình chiến Geneve và hoạt động ở đó suốt 15 năm… Vẫn với chiếc máy ảnh, ông nhiều năm liền làm công việc yêu thích của mình. Bước ngoặt xảy ra vào năm 1990, bức “Tóc mây’’ của ông đạt giải nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật toàn quốc.

Quang Phùng khác người ở chỗ, thành công như vậy ông chỉ khiến ông suy nghĩ. Đó có phải là cốt lõi về nhiếp ảnh như ông mong muốn không? Tự đặt ra câu hỏi và ông tự trả lời. Ông từ bỏ hẳn dòng ảnh "nghệ thuật vị nghệ thuật" để tập trung vào dòng ảnh phản ánh hiện thực cuộc sống.

Vì thế mà Hà Nội đã mấy trăm bức "Gánh hàng rong", mấy trăm bức "Cây cầu và những cuộc sống ven sông", rồi rất nhiều bức trong "Hà Nội băm sáu phố phường", “Hoa rơi mặt hồ” hay những bức gai người về tệ nạn ma túy quanh hồ Thuyền Quang... để lưu lại cho đời sau hiện thực một thời.

Bài 4: Quang Phùng - giúp Thủ đô thay đổi bằng những tấm ảnh phản biện
Tác phẩm trong bộ ảnh "Hoa rơi mặt hồ" của nhà nhiếp ảnh Quang Phùng

Những bức ảnh mà Quang Phùng phải dầm mưa đến nỗi về ốm cả tuần, hay đứng giữa đường bị xe lao sầm sập như chèn vào người, bị té nước lên ướt hết quần áo, không quản ngại khó khăn để có những khoảnh khắc, những hình ảnh đẹp và chân thực nhất về thành phố này.

Quang Phùng đã nhận được giải “Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội’’, giải thưởng khiến cho ông rất vui vì tình yêu của mình với thành phố này được ghi nhận. Đó cũng là một động lực để ông tiếp tục kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn.

Bài 4: Quang Phùng - giúp Thủ đô thay đổi bằng những tấm ảnh phản biện
Quang Phùng nhận giải "Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội"

Bây giờ, những hình ảnh về xác chim chết, rác thải nổi lập lềnh cùng với hoa hầu như không còn thấy quanh hồ Gươm. Hồ Thuyền Quang giờ là nơi lí tưởng cho người dân đi bộ, chuyện trò, tụ họp từ sáng sớm tới khuya lúc nào cũng đông đúc. Các cháu nhỏ có thể theo dấu những con thiên nga về tận nơi ở của chúng để mà ngắm nghía hay chơi đùa mỗi lúc chúng lạch lạch lên bờ.

Có như thế, người ta mới dễ dàng có sự so sánh để thấy rằng Hà Nội có những điều đang tốt đẹp lên từng ngày bởi những người yêu Hà Nội theo cách đặc biệt như Quang Phùng. Quang Phùng, giờ đã 88 tuổi, bước đi với sự trợ giúp của 2 chiếc gậy, sẽ còn tiếp tục chụp ảnh như thế để mỗi khi ai đó bất ngờ đến xóm Hạ Hồi gặp ông, ông lại mang ra khoe từng bức mà mỗi bức là một câu chuyện mà chỉ riêng ông mới tường tận.

(Còn nữa)

Bài 1: Luôn háo hức, hồ hởi khi viết về Hà Nội Bài 1: Luôn háo hức, hồ hởi khi viết về Hà Nội

TTTĐ - Dù viết sách, khảo cứu, nghiên cứu, chụp ảnh hay vẽ tranh thì họ cũng đã và đang góp phần làm mọi góc ...

Bài 2: Chàng họa sĩ đắm đuối với những “Song xưa phố cũ” Bài 2: Chàng họa sĩ đắm đuối với những “Song xưa phố cũ”

TTTĐ - Hiện hữu khắp Hà Nội là biết bao nhiêu vẻ đẹp mà nhiều khi ta vô tình đến lúc nó mất đi rồi ...

Bài 3: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến: Ra được cuốn lịch sử Hà Nội mới yên tâm ngừng viết Bài 3: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến: Ra được cuốn lịch sử Hà Nội mới yên tâm ngừng viết

TTTĐ - Hưu công sở nhưng không hưu ngòi bút, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến hàng ngày miệt mài với những bài báo, cuốn sách ...

Đọc thêm

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky Âm nhạc

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

TTTĐ - Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Hội thảo về "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa".
Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt Thời trang - Làm đẹp

Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt

TTTĐ - Vừa qua, chương trình áo dài nghệ thuật “Hương Sắc Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về mặt văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Sự kiện do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng SVF Holding và Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Xem thêm