Tag
Công nghiệp văn hóa nhìn từ 4 cô gái xinh đẹp BlackPink

Bài 4: Khán giả là đích đến cuối cùng

Nhịp sống trẻ 16/07/2023 12:13
aa
TTTĐ - Mục đích của công nghiệp văn hóa không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn là tạo ra những sản phẩm văn hóa chất lượng, đa dạng, phong phú, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa của một quốc gia. Đó là cách mà BlackPink trong nhiều năm qua đã định hình giá trị này cho đất nước Hàn Quốc và cũng là hướng đi quảng bá hình ảnh, văn hoá của không chỉ của Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới đang hướng đến.
Công nghiệp văn hoá nhìn từ bốn cô gái xinh đẹp BlackPink Bài 2: Từ “cơn sốt” BlackPink, kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp văn hoá Bài 3: Làm thế nào để có “BlackPink Việt”?

Sự đầu tư chuyên nghiệp, bài bản là yếu tố then chốt

Là một fan hâm mộ của các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc và đồng thời là một nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn hóa học, Nguyễn Thùy Trang (28 tuổi) sau nhiều thời gian nghiên cứu về sự thành công của các nhóm nhạc Hàn Quốc tin rằng công nghiệp văn hóa đang là một phương tiện quan trọng để giới thiệu văn hóa của một quốc gia đến với thế giới. Những sản phẩm văn hóa của một quốc gia được sản xuất và phát triển chất lượng cao sẽ mang lại ấn tượng tốt đối với khán giả ở nước ngoài và giúp quốc gia đó được biết đến rộng rãi.

Với trường hợp của BlackPink, không chỉ Thùy Trang mà cộng đồng thế giới đều công nhận rằng sau 7 năm hoạt động, họ đã trở thành nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất thế hệ thứ 3 Kpop và là nghệ sĩ Hàn Quốc có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Bốn cô gái với tài năng âm nhạc, phong cách độc đáo đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ làn sóng Hallyu (làn sóng văn hóa Hàn Quốc) ra toàn thế giới.

Bài 4: Khán giả là đích đến cuối cùng của công nghiệp văn hóa
BlackPink với sự đầu tư bài bản đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ làn sóng Hallyu (làn sóng văn hóa Hàn Quốc) ra toàn thế giới

Để có được thành công này, theo Thùy Trang, trước hết đó là nhờ một quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng và khắt khe. Bốn thành viên BlackPink đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau, song đều là những idol được “sàng lọc” khắt khe, phải thật sự giỏi ít nhất 1 trong 3 kỹ năng hát, vũ đạo, rap.

Jennie, rapper chính của nhóm lớn lên ở Seoul và New Zealand trước khi gia nhập YG vào năm 2010, cũng là idol thực tập lâu nhất với 6 năm. Chị cả Jisoo là idol Hàn Quốc “chính hiệu”, được đào tạo trong 5 năm tương đương với thời gian của Lisa, người đã rời quê hương Thái Lan để trở thành thực tập sinh YG vào năm 2011. Cuối cùng, giọng ca chính Rosé sinh ra ở New Zealand và lớn lên ở Úc. Cô đánh bại 700 thí sinh trong buổi thử giọng của YG tại Sydney để gia nhập công ty năm 2012.

Âm nhạc BlackPink tạo sức mạnh bùng nổ như “chất gây nghiện” . Sự pha trộn giữa nhịp điệu hip-hop mạnh mẽ với house, EDM và nhiều thể loại khác đã tạo ra loạt hit đậm chất BlackPink. Các MV của họ ngập tràn màu sắc và vũ đạo sáng tạo, thể hiện tinh thần phóng khoáng, độc lập, mạnh mẽ của phụ nữ. BlackPink kế thừa sự tự tin, độc đáo của 2NE1, đồng thời thêm vào đó thứ âm nhạc hơi hướng US-UK đầy sức hút.

Không chỉ thống trị thành tích các nhóm nữ trong nước, BlackPink vươn tầm quốc tế khi là nhóm nhạc Kpop đầu tiên trình diễn ở lễ hội âm nhạc Coachella của Mỹ, hợp tác với các ngôi sao đình đám như Lady Gaga, Selena Gomez, Cardi B. BlackPink xây dựng chỗ đứng vững chắc thông qua việc mở rộng tầm ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực. Đến mức, dù "lười" phát hành nhạc, họ vẫn có cộng đồng fan trung thành.

“Công nghiệp văn hóa Hàn Quốc đang trải qua một sự thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, Disney Plus và YouTube Premium. Những dịch vụ này đã giúp BlackPink và các nghệ sĩ Hàn Quốc khác tiếp cận được với khán giả quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, một hướng đi thành công của của BlackPink là hợp tác với nhiều thương hiệu lớn như Adidas, Dior và Samsung, tạo ra một sức ảnh hưởng rộng lớn trong ngành công nghiệp thời trang và công nghiệp điện tử. Nhóm nhạc này đã trở thành một biểu tượng của phong cách và thời trang Hàn Quốc, đưa công nghiệp văn hóa của đất nước này tiến xa hơn trên trường quốc tế”, Thùy Trang chia sẻ.

Bài 4: Khán giả là đích đến cuối cùng của công nghiệp văn hóa

Cũng theo Thùy Trang, việc tạo ra một nhóm nhạc nữ như BlackPink đòi hỏi sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía các nhà sản xuất âm nhạc và giải trí. Để Việt Nam có thể có một nhóm nhạc nữ đạt được thành công như BlackPink, các nhà sản xuất âm nhạc và giải trí cần phải tìm kiếm và tập trung vào những tài năng trẻ có tiềm năng và đam mê với âm nhạc.

“Theo mình nhà sản xuất âm nhạc và giải trí cần phải đầu tư vào các hoạt động quảng cáo và tiếp thị để giới thiệu nhóm nhạc mới cho công chúng. Họ cũng cần phải xây dựng một chiến lược marketing toàn diện để thu hút sự quan tâm của khán giả và tạo ra một sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Quan trọng nhất, dưới góc độ của một người hâm mộ, mình nghĩ rằng sự tôn trọng khán giả phải là yếu tố được các nghệ sĩ đặt lên hàng đầu. Đó là điều mà nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam đã và đang làm được như Sơn Tùng MTP, Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Đen Vâu… Nếu tiếp tục giữ vững thái độ và tinh thần chuyên nghiệp như vậy, việc chúng ta có được 1 BlackPink Việt Nam sẽ hoàn toàn là điều có thể xảy ra”, Thùy Trang bày tỏ.

Công nghiệp văn hóa đại diện cho hình ảnh của quốc gia

Theo NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, công nghiệp văn hoá là văn hoá của một quốc gia trở thành một nền công nghiệp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Khi đó, nghệ thuật biểu diễn cần phải được kết hợp cùng công nghệ - khoa học để trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn và hấp dẫn hơn.

Nêu ví dụ một số nghệ sĩ nổi bật, tác phẩm điện ảnh, sân khấu, nghệ thuật trình diễn… tại các nước trên thế giới đã khiến vô vàn khán giả trầm trồ kinh ngạc về chất lượng nghệ thuật, về thẩm mỹ, về sự chuyên nghiệp, tân tiến của các kỹ xảo, của các kỹ thuật công nghệ được ứng dụng trong các tác phẩm, NSND Nguyễn Trung Hiếu tin rằng sự phát triển, giao thoa của công nghiệp văn hóa giúp cho nền nghệ thuật Thủ đô nói riêng, nền nghệ thuật Việt Nam nói chung vươn ra mạnh mẽ và toả sáng rực rỡ, góp một sắc màu riêng biệt và tuyệt đẹp trên bản đồ nghệ thuật toàn thế giới.

Bài 4: Khán giả là đích đến cuối cùng của công nghiệp văn hóa

“Giống như “một loại hàng hoá” mang tính đặc thù cao, để có thể tạo ra một nền công nghiệp văn hoá vững mạnh cần có sự chuẩn bị ở tất cả các khâu và điều đó rất cần sự chung tay, góp sức của các Bộ, ban ngành có liên quan”, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội bày tỏ.

NSND Trung Hiếu khẳng định, đích đến, mục đích cuối cùng của một chuỗi các khâu trong nền công nghiệp văn hoá chính là khán giả. Việc làm khán giả ấn tượng, hài lòng và đam mê nghệ thuật đến từ những chi tiết nhỏ (từ không gian, dịch vụ, nhân sự ...) cho đến chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm.

“Lấy ví dụ từ sự nổi tiếng và thu hút của một nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng của Hàn Quốc sắp đến Việt Nam là BlackPink, bên cạnh các sản phẩm âm nhạc với ý tưởng đầy sáng tạo, mỗi show diễn của nhóm nhạc này còn được chuẩn bị chỉn chu, từ trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu... hiện đại cho đến các quy trình tiếp xúc, giao lưu với người hâm mộ.

Thêm vào đó, yếu tố công nghệ hiện đại luôn được họ sử dụng một cách hiệy quả nhất, chỉ cần nhìn vào sân khấu, các khu vực xung quay tại mỗi quốc gia họ đến là chúng ta sẽ thấy lý do vì sao không cần truyền thông, quảng bá rầm rộ, các chuyến lưu diễn của BlackPink luôn khiến cho khán giả cảm thấy tuyệt vời, thú vị và đáng nhớ”, NSND Trung Hiếu nói.

Việc ứng dụng công nghệ vào các tác phẩm nghệ thuật trên thế giới vốn đã không còn là mới mẻ, thậm chí đã ở một tầm cao khó với tới. Tuy vậy, định hướng được sự phát triển “không thể khác” của nền công nghiệp văn hoá, chúng ta cần có sự chuẩn bị và đầu tư phù hợp, đúng lúc - đúng chỗ. Sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và khoa học công nghệ chắc chắn sẽ đem đến cho khán giả những trải nghiệm ấn tượng khó quên, kéo khán giả đến với sân khấu, đến với nghệ thuật.

Bài 4: Khán giả là đích đến cuối cùng của công nghiệp văn hóa
Theo NSND Trung Hiếu, công nghiệp văn hoá là văn hoá của một quốc gia trở thành một nền công nghiệp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng

Theo NSND Trung Hiếu, ở bất cứ một khâu nào trong nền công nghiệp văn hoá thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Xuất phát từ sự sáng tạo của con người, những giá trị nghệ thuật của tác phẩm được hiện thực hoá, thăng hoa và toả sáng, được đến với khán giả. Nếu không dành sự đầu tư xứng đáng cho nhân sự thì hệ thống cơ sở hạ tầng dù có hiện đại đến mấy cũng không thể có được những tác phẩm nghệ thuật đạt chất lượng nghệ thuật cao.

NSND Trung Hiếu cũng cho rằng, một điểm rất quan trọng đó là nhận thức theo nghĩa rộng hơn, giáo dục, định hướng nghệ thuật chính là hình thức giáo dục sáng tạo quan trọng cùng với giáo dục khoa học sẽ hình thành hệ sinh thái giáo dục sáng tạo tích cực góp phần thúc đẩy tài năng sáng tạo, nguồn nhân lực sáng tạo trẻ, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô tầm nhìn đến năm 2045, trở thành “Thành phố sáng tạo, thông minh" kết nối toàn cầu, để Hà Nội thực sự là một Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại. Đó cũng chính là mục đích lớn lao mà công ngiệp văn hóa đem lại.

Phạm Thành

Đọc thêm

Mùa thi và những câu chuyện chạm tới trái tim Camera 360 trẻ

Mùa thi và những câu chuyện chạm tới trái tim

TTTĐ - Cánh cổng trường khép lại, tiếng trống báo hết giờ môn thi cuối cùng vẫn vang vọng đâu đây, để lại sau lưng hơn một triệu sĩ tử những nhịp tim thổn thức. Mỗi bộ hồ sơ nộp vào phòng thi không chỉ là tập giấy kiểm tra kiến thức, mà còn cất giữ biết bao khát vọng, giọt mồ hôi và cả nước mắt. Ẩn sâu bên trong mùa thi, tưởng chừng chỉ có các môn thi… là vô vàn câu chuyện về nghị lực và tình người, đủ sức làm lay động bất cứ ai lắng nghe.
Hành trình áo xanh gửi năng lượng, tiếp niềm tin cho sĩ tử Camera 360 trẻ

Hành trình áo xanh gửi năng lượng, tiếp niềm tin cho sĩ tử

TTTĐ - Tại Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội, bạn trẻ Nguyễn Tiến Thịnh, Phó ban Phong trào, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô, nở nụ cười rạng rỡ, cùng các tình nguyện viên đưa nước, bánh ngọt cho các sĩ tử. Nụ cười ấy, cùng hàng nghìn nụ cười khác, đã trở thành biểu tượng đặc trưng của chiến dịch “Tiếp sức mùa thi 2025”, một hành trình ý nghĩa giữa mùa hè đỏ lửa.
Đồng hành, sát cánh cùng sĩ tử vượt "vũ môn" Camera 360 trẻ

Đồng hành, sát cánh cùng sĩ tử vượt "vũ môn"

TTTĐ - Trong xuyên suốt 2 ngày thi THPT năm 2025, lực lượng chiến sĩ tình nguyện tiếp sức mùa thi TP Hồ Chí Minh luôn túc trực, sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và phụ huynh lúc cần, tất cả làm nên "bức tranh" tuyệt đẹp về tinh thần tình nguyện tuổi trẻ.
"Áo xanh" đồng hành cùng sĩ tử Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Áo xanh" đồng hành cùng sĩ tử Thủ đô

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 - cột mốc quan trọng của hàng triệu học sinh trên cả nước đang diễn ra với không khí căng thẳng nhưng cũng đầy sôi động. Đặc biệt tại Hà Nội, bên cạnh sự nỗ lực của các thí sinh và sự lo lắng của phụ huynh, hình ảnh màu "áo xanh" tình nguyện đã trở thành điểm sáng, mang đến sự ấm áp và hỗ trợ kịp thời cho mùa thi đầy thử thách.
Nụ cười tình nguyện tỏa năng lượng tích cực mùa thi Camera 360 trẻ

Nụ cười tình nguyện tỏa năng lượng tích cực mùa thi

TTTĐ - Giữa nắng hay những cơn mưa rào bất chợt, màu áo xanh tình nguyện Thủ đô vẫn nổi bật nơi cổng trường “Tiếp sức mùa thi”. Những chai nước mát, lời động viên chân thành tiếp sức kịp thời cho các sĩ tử, đồng thời lan tỏa nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng.
Nam sinh sáng tạo “chuyên gia” tư vấn tâm lý bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nam sinh sáng tạo “chuyên gia” tư vấn tâm lý bằng AI

TTTĐ - Từng chứng kiến nhiều người bạn bị khủng hoảng tâm lý mà phải chịu đựng một mình, Diệp Gia Bảo (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) đã mày mò sáng tạo ra nền tảng tư vấn tâm lý bằng AI mang tên Mindvivo. Sản phẩm của chàng trai trẻ đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Thách thức đổi mới sáng tạo thời đại số - Youth Digital Innovation Challenge.
Cha mẹ đứng ngồi không yên ngoài cổng trường đợi con “vượt vũ môn” Nhịp sống trẻ

Cha mẹ đứng ngồi không yên ngoài cổng trường đợi con “vượt vũ môn”

TTTĐ - Ngày thi THPT năm 2025 diễn ra trong cái nắng oi ả, tiếng còi xe, tiếng loa phóng thanh hòa cùng những bước chân vội vã của sĩ tử đang bước vào kỳ thi nhưng phía sau những cánh cổng trường là một thế giới khác, nơi có những ánh mắt dõi theo, những bàn tay đan vào nhau trong im lặng và sự chờ đợi kéo dài trong niềm hy vọng. Đó là nơi cha mẹ đang "thi" theo cách của riêng mình.
AI và giáo dục bao trùm: Xây dựng cơ hội học tập công bằng Nhịp sống trẻ

AI và giáo dục bao trùm: Xây dựng cơ hội học tập công bằng

TTTĐ - AI không còn là tương lai xa, mà đang từng bước kiến tạo lại hệ sinh thái giáo dục. Nó mở ra những cánh cửa mới cho cá nhân hóa học tập, giúp người học vượt qua rào cản ngôn ngữ, địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với đó là những câu hỏi lớn cần lời giải.
Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh Camera 360 trẻ

Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh

TTTĐ - 500 cốc nước mía mát lạnh đã được tự tay thanh niên tình nguyện xã Minh Tân (Phú Xuyên, Hà Nội) làm trao đến thí sinh và phụ huynh. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên xã còn phối hợp với các hộ dân trên địa bàn cung cấp suất ăn và chỗ nghỉ miễn phí cho các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Áo xanh chở yêu thương giữa nắng hè Hà Nội Nhịp sống trẻ

Áo xanh chở yêu thương giữa nắng hè Hà Nội

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 chính thức bắt đầu trong cái nắng gay gắt mùa hạ. Song, cái nắng ấy không làm chùn bước những “chiến binh áo xanh" mang theo năng lượng và tinh thần sẻ chia để đồng hành cùng các sĩ tử trong một trong những cột mốc quan trọng nhất đời học trò.
Xem thêm