Bài 4: Chàng kỹ sư điện tử làm giàu từ nghề trồng rau
![]() |
Nguyễn Minh Tuân, Bí thư Đoàn xã Vân Nội, Chủ tịch Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội, thành công từ mô hình trồng rau an toàn
Bài liên quan
Trồng rau thu gần trăm triệu đồng/năm
Hà Nội thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Nông sản Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới
Start-up đưa nông sản Thủ đô đến các chuỗi cung ứng
Xuất phát điểm thuận lợi
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống trồng rau an toàn tại xã Vân Nội, chàng trai trẻ Trần Minh Tuân đã khởi nghiệp bằng cách tiếp nối nghề của bố mẹ.
Trần Minh Tuân tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư điện tử. Lớn lên trong ngôi làng nổi tiếng với thương hiệu rau Vân Nội, xung quanh mọi nhà đều làm nghề trồng rau nên Minh Tuân đã rất "ngấm" nghề. Định lựa chọn một con đường khác lập thân, lập nghiệp nhưng duyên nợ với nghề nông đã “kéo” chàng trai trẻ quay trở lại với nghề trồng rau an toàn.
![]() |
Gian hàng giới thiệu sản phẩm rau an toàn Vân Nội |
Với sự hỗ trợ của Huyện đoàn Đông Anh trên tinh thần khuyến khích thanh niên làm kinh tế, Nguyễn Minh Tuân đã thành lập Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội.
Có thể nói, bước khởi nghiệp bao giờ cũng là thời điểm khó khăn nhất nhưng với Tuân lại có một số thuận lợi nhất định. Điều quan trọng là do cậu từng phụ giúp bố mẹ trồng rau từ nhỏ, nên hiểu bản chất của từng loại rau cũng như sự thích nghi thời tiết của chúng. "Không biết từ bao giờ, nghề trồng rau đã ngấm vào máu. Nơi tôi sống lại là một vùng trồng rau an toàn sẵn rồi, khi khởi nghiệp, tôi chỉ tăng quy mô canh tác và mở rộng thị trường”, Tuân cho biết.
Cũng theo Tuân, điều thuận lợi nhất đó là Huyện đoàn và địa phương luôn tạo điều kiện cho Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội phát triển mở rộng sản xuất. Thanh niên Vân Nội lại khá năng động, ngay từ những ngày đầu thành lập hợp tác xã, đã lên phương án trồng, mở rộng thị trường và năng nổ bắt tay tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Do vậy, ngoài việc trồng rau, Tuân còn thu mua thêm rau an toàn của nhiều gia đình khác để cung ứng ra thị trường và tạo việc làm cho đoàn viên, thanh niên trong xã.
Những thách thức không nhỏ
Dù hiện tại thu nhập của Tuân khá ổn định, đủ trang trải cuộc sống cho cả gia đình, bố mẹ và 2 con nhỏ nhưng trước đó, Chủ tịch trẻ của Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn.
“Tôi có nghề nhưng để khởi nghiệp, làm giàu từ nghề không phải dễ dàng. Khi xác định mở rộng quy mô thì phải phát triển thương mại, mở rộng thị trường, điều này đã khiến tôi và những người nông dân chỉ biết quanh năm trồng rau gặp rất nhiều thách thức”, Tuân chia sẻ.
Trăn trở làm sao để mở rộng được thị trường, đem thương hiệu rau Vân Nội đến nhiều thị trường khác ngoài Hà Nội luôn là điều đau đáu trong lòng chủ tịch hợp tác xã.
![]() |
Ruộng rau của Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội |
Tuân tâm sự: “Để thương hiệu phát triển bền vững, trước tiên sản phẩm phải có chất lượng tốt. Vì vậy, tôi luôn tuân thủ mọi quy định như sử dụng nước tưới sạch, trồng rau bằng đất phù sa trong đê để không nhiễm kim loại nặng... Ngoài ra, tôi chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cách ly rau trước khi bán từ 7 đến 10 ngày.
Khi chất lượng rau đã ổn định, tôi tìm cách mở rộng thị trường vào hệ thống siêu thị, bếp ăn công nghiệp… Tuy nhiên vào được những hệ thống này không phải dễ khi chúng tôi không có bất cứ mối quan hệ ngoại giao nào. Bên cạnh đó, hiện nay, hầu như tỉnh, thành nào cũng đều trồng rau an toàn, nên vào được hệ thống siêu thị hay bếp ăn công nghiệp lại càng khó. Để cạnh tranh được, chúng tôi phải đẩy mạnh chất lượng, thương hiệu và hạ giá thành sản phẩm.
Lúc mới thành lập, hợp tác xã không có tiền để thuê nhiều nhân công, vì thế tự tôi phải đi làm và đến gõ cửa từng đơn vị. Tuy nhiên, nơi nào cũng đã có sẵn các đầu mối, mình không thể chen chân vào được. Vất vả lăn lộn 3 năm, hợp tác xã mới có được vài mối bán ở cửa hàng rau sạch, rồi từ đó đến các siêu thị… dần dần rồi vào được cả một số hệ thống bếp ăn công nghiệp. Khi mở rộng được thị trường, tôi cũng gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ, bán được rồi, lại bị lừa, không thu được tiền…
Có những lúc áp lực kinh khủng, nhiều khi tôi muốn bỏ cuộc vì rau không tiêu thụ được. Vì nợ do vay vốn nên tôi chỉ được phép chán một lúc, sau đó phải nghĩ đến mục tiêu chung của mọi người và càng cố gắng hơn.
Có những lúc, sản lượng rau nhiều nhưng không tiêu thụ được, khi đó một mặt hợp tác xã kêu gọi nhờ anh em mua rau về ăn, mặt khác mang ra chợ bán rẻ để mong không phải đổ đi”.
Đến nay, thương hiệu rau của Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội đã có chỗ đứng trên thị trường. Hầu hết các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và các bếp ăn công nghiệp ở nhiều tỉnh thành đều lấy rau từ đây. Sản lượng tiêu thụ của hợp tác xã lên tới cả tấn rau mỗi ngày.
Dù đã thành công nhưng ông chủ Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ thanh niên Vân Nội vẫn mơ ước sản xuất rau sạch bằng mô hình thủy canh để có thể cung cấp sản phẩm an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng và tiếp tục mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu rau sạch Vân Nội cả trong và ngoài nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7
