Bài 3: Sinh viên năm đầu và 3 “tự”
![]() |
Trường Đại học Hà Nội chào đón tân sinh viên
Bài liên quan
Bài 1: Tân sinh viên đừng “ngủ quên” trong chiến thắng
Tự học ở nhà gấp 3 lần trên giảng đường
Có thể nói, trong năm đầu xa nhà, những khó khăn về thay đổi môi trường học, môi trường sống, bạn bè… là điều mà các tân sinh viên đang gặp phải. Vậy các bạn phải làm sao đều tự điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp với môi trường mới?
Theo bạn Hồ Hữu Hòa, sinh viên trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: “Thay đổi về học tập, thay đổi về bạn bè cũng khiến mình bỡ ngỡ. Nếu như học cấp THPT, các bạn đều là người quen biết nhau từ lâu thì lên đại học, em gặp gỡ các bạn mới quen ở các tỉnh thành khác nhau, tất cả mọi người đều sống xa gia đình, rất khó để thích nghi. Ngoài ra, mình thấy việc học hành rất khác, khiến mình loay hoay không biết bắt đầu từ đâu”.
Về vấn đề này, thầy giáoCao Công Ánh, Bí thư đoàn trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải đưa ra lời khuyên: “Các bạn nên trập trung vào một số nhiệm vụ chính: Học tập, chú ý thời gian học, nhiều bạn khi không có sự quản lý của bố mẹ, gia đình thường bỏ bê, quên việc học tập một cách tự giác…
Hiện nay các bạn học theo hệ thống tín chỉ, phải cập nhật lịch học của mình và nắm được quy chế, xem mình cần tập trung những gì.Đối với các môn học, ở trên lớp, thầy chỉ là hướng dẫn, định hướng, các bạn phải tự học nhiều, trên lớp học một, ở nhà phải học gấp ba lần. Trước khi đi học, các bạn phải có tài liệu đầy đủ, tài liệu đó ở thư viện, anh chị khóa trên hay các thầy cô hoặc từ sách báo, trên mạng internet… Đặc biệt, các bạn phải lên đề cương sẵn cho bài học đó. Ví dụ ngày mai có môn này thì các bạn đọc trước từ hôm nay đi, có thể đọc một, lần các bạn chưa hiểu, đọc hai lần, ba lần cũng chưa nắm rõ được hết nhưng khi lên lớp, thầy hướng dẫn sẽ vỡ ra được nhiều thứ. Học như thế các bạn sẽ nhớ nhanh, nhớ nhiều và nhớ lâu. Ngoài ra, sau khi học xong ở trên lớp, về nhà các bạn cũng phải học thêm kiến thức nhiều hơn nữa, tìm hiểu cả những tài liệu bên ngoài…”
Về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Đình Trinh, Bí thư Đoàn trường Đại học Thủy Lợi cũng “gỡ rối” cùng các tân sinh viên: “Lên đại học, cách học khác, về nguyên tắc, một tiết học tín chỉ ở trên lớp, sinh viên phải có hai tiết chuẩn bị trước, lượng kiến thức các thầy trao đổi trên lớp nhiều, đòi hỏi sinh viên phải họcbài ở nhà mới theo kịp. Có bạn không ý thức được việc đó nên vẫn theocách học ở phổ thông dẫn đến khi học đại học sẽ bị động. Các bạn phải nắm được chương trình, tiết học đầu tiên bao giờ giảng viên cũng trao đổi về nội dung, môn này ra sao và đòi hỏi đầu ra như thế nào.Bên cạnh đó, cũng sẽ có một tiết các thầy hướng dẫn cách học, có môn cần đòi hỏi kiến thức sâu, có môn kiến thức rộng, có môn bắt buôc phải học thuộc lòng. Như vậy, các bạn phải nắm được logic của môn học và nó liên quan đến kiến thức nào để mình chuẩn bị trước. Quan trọng nhất của sinh viên học tín chỉ là phải chủ động, anh phải tự tìm hiểu kiến thức, chỗ nào thiếu anh yêu cầu giảng viên bổ trợ…”
Ngoài ra, các tân sinh viên cũng cần lưu ý, trong thời đại công nghệ 4.0, kiến thức ngoại ngữ rất quan trọng, các bạn sinh viên cần phải trang bị thật tốt để bản thân mình chủ động khi đất nước hội nhập.
Làm thêm cũng tốt nhưng không nên sa đà
Khi về thành phố lớn, nhiều bạn thấy mình phải đi kiếm việc làm, những công việc như chạy grap, bưng bê, bán hàng… thu nhập tương đối ổn so với ở quê, vì vậy không ít bạn đã sa đà vào việc làm thêm mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.
Theo thầy giáo Nguyễn Đình Trinh: ‘Tôi luôn khuyên sinh viên đi làm thêm nhưng khuyến khích ở khía cạnh: lựa chọn việc thích hợp với ngành nghề và sở thích đam mê của mình để sau này vừa phù hợp với cái đã học.Ở trường tôi, những bạn học chuyên ngành kinh tế, kiếm được việc làm thêm khá phù hợp. Không ít bạn đã và làm kế toán, thu ngân hay làm online… thu nhập rất tốt.
Năm thứ nhất đi làm thêm thì không có vấn đề gì nhiều nhưng phải biết phân bổ thời gian. Ví dụ các bạn học buổi sáng thì buổi chiều vẫn có thể đi làm thêm và buổi tối học bài. Sinh viên Đại học Thủy lợi có đặc thù là trường ở trung tâm nên các bạn dễ dàng tìm được việc. Làm thêm để các bạn có thu nhập, ổn định cuộc sống thì là nên làm. Ngoài ra, làm thêm cũng giúp các bạn va chạm xã hội, quen dần với cuộc sống ở thành phố. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, làm thêm chỉ là kiếm tiền để trang trải cuộc sống của mình thôi, đừng nghĩ đến cách kiếm tiền quá nhiều, nếu sa đà vào đó thì các bạn sẽ xao nhãng việc học tập”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7
