Bài 3: Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng vào cuộc
Ùn ứ rác trên một số tuyến phố, Hà Nội yêu cầu 2 Sở xử lý dứt điểm Hà Nội hoàn thành vận chuyển rác thải tồn đọng Hà Nội sẽ tôn vinh các doanh nghiệp có tổ chức Đảng hoạt động hiệu quả |
Những mô hình cần nhân rộng
Trong những năm qua, nhiều địa phương trên cả nước cũng đã bắt đầu đẩy mạnh thực hiện mô hình thu gom rác điện tử. Điển hình nhất phải kể đến dự án Việt Nam tái chế. Dự án này được triển khai từ năm 2015, tiến hành thu hồi miễn phí các thiết bị đã qua sử dụng hoặc bị hỏng để tái chế và xử lý an toàn, thân thiện với môi trường.
Dự án này đã lan tỏa được tình yêu môi trường cũng như thu hút được nhiều đối tượng tham gia thu gom tái chế rác điện tử. Ông Nguyễn Văn Tuyên giữ “tay hòm chìa khóa” chiếc thùng chuyên nhận rác điện tử suốt 4 năm nay tại địa điểm thu gom rác điện tử miễn phí tại phường Tràng Tiền (Hà Nội). Công việc của ông là mở chiếc thùng thu gom khi có người dân mang rác điện tử đến và bỏ vào. Theo ông, đây là một công việc vô cùng ý nghĩa để hạn chế tác hại của rác điện tử.
![]() |
Năm 2021, Việt Nam tái chế đã thu gom được 17 tấn rác điện tử |
Cũng tại đây, không chỉ có ông Tuyên, anh Trịnh Xuân Nam, tình nguyện viên của chương trình Việt Nam tái chế ở Hà Nội cũng là một người cần mẫn với công việc lau dọn chiếc thùng thu gom rác thải và chụp ảnh báo cáo. Bên cạnh đó, anh Nam còn dành thời gian tới tận các hộ dân thu gom rác điện tử. Anh Nam chia sẻ, anh làm công việc này với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hạn chế rác điện tử làm ô nhiễm môi trường sống và sức khỏe.
Bằng tình yêu môi trường cũng như mong muốn người dân ý thức hơn việc gìn giữ môi trường sống, chị Lê Hoàng Phương, công tác tại Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông vận tải) cùng nhóm bạn tình nguyện thu gom pin và rác thải điện tử tận nhà dân, sau đó, chuyển đến điểm tập kết do tổ chức Việt Nam tái chế đặt tại Hà Nội. Chị Phương chia sẻ rằng, chị ý thức rất rõ tác hại của pin cũng như rác điện tử nên chị vận động bạn bè, người thân cùng tham gia hoạt động xuống từng hộ dân để thu gom miễn phí.
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phối hợp với chương trình Việt Nam tái chế tiến hành thu gom rác thải điện tử tại nhà miễn phí cho người dân. Tính đến hết tháng 12/2020, dự án Việt Nam tái chế đã nhận được 128 yêu cầu thu gom rác thải và đã tiếp nhận 1.260 thiết bị điện tử thải bỏ. Lượng rác mà đơn vị này thu được trong năm 2020 là 30 tấn và năm 2021 là 17 tấn.
Chị Mai Thị Thu Hằng, Đại diện quản lý chương trình Việt Nam tái chế cho hay, đơn vị đang triển khai thu gom pin và rác thải điện tử ở hai thành phố lớn gồm: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Rác thải điện tử sau khi thu gom trực tiếp từ người dân hoặc tập hợp tại các điểm thu gom của Việt Nam tái chế sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng (có giấy phép phù hợp theo quy định) và đưa đến nhà máy được cấp phép xử lý chất thải nguy hại.
![]() |
Quy trình thu gom rác thải điện tử của tổ chức Việt Nam tái chế |
Bên cạnh 5 điểm thu gom cố định tại Hà Nội, tổ chức Việt Nam tái chế đã triển khai dịch vụ thu gom tận nơi hoàn toàn miễn phí cho các gia đình trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hoạt động này nhằm tạo thói quen xử lý rác thải điện tử đúng cách, nâng cao ý thức về tầm quan trọng của quy trình tái chế rác thải điện tử chuyên nghiệp. Tổ chức đã kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một số trường đại học phát động chương trình thu gom tại nhiều nơi trên địa bàn Thủ đô. Hiện, Việt Nam tái chế đã đào tạo được gần 70 sinh viên trở thành đại sứ của chương trình.
Ngoài ra, chị Hằng thông tin thêm, từ ngày 10/5/2022 chương trình Việt Nam tái chế triển khai hoạt động Tích Điểm - Nhận Quà (Trao đi thiết bị hỏng – Nhận lại quà tặng xanh) nhằm khuyến khích người dân nâng cao ý thức và chủ động hơn trong việc thải bỏ rác thải điện điện tử đúng cách. Khi mang rác thải điện tử đến các điểm thu hồi của Việt Nam tái chế, người dân có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR được in trên thùng chứa rác thải điện tử và điền form đăng ký theo hướng dẫn để tham gia tích điểm. Sau khi tích đủ điểm mọi người có thể liên hệ Việt Nam tái chế để quy đổi thành các phần quà xanh tương ứng.
Rõ ràng, những hành động vì môi trường, điển hình như Việt Nam tái chế, nhóm tình nguyện thu gom pin và rác thải điện tử của chị Lê Hoàng Phương hay các cá nhân như ông Tuyên, anh Nam đang là những nhân tố tích cực lan tỏa tới đông đảo Nhân dân Thủ đô trong chung tay xây dựng môi trường trong lành, rất cần được nhân rộng.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng cùng đồng hành với cộng đồng. Từ năm 2019, 110 siêu thị VinMart trên toàn quốc và 300 cửa hàng VinMart+ tại Hà Nội và TP.HCM đã trở thành những địa chỉ thu hồi pin đã qua sử dụng. Sau khi tập kết tại các siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+, Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10 (Urenco 10) sẽ tiến hành vận chuyển pin và xử lý theo quy trình xử lý chất thải công nghiệp nguy hại mà pháp luật quy định.
Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp
Theo các chuyên gia về môi trường, mặc dù đã có nhiều mô hình, nhiều đợt tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân nhưng đến nay hiệu quả chưa cao, các nhóm hỗ trợ thu gom vẫn chưa đủ mạnh nên vẫn như “muối bỏ biển”. Hệ thống pháp luật về thu gom, xử lý, tái chế rác thải điện tử vẫn còn khá sơ sài, thiếu các chế tài đủ mạnh và cụ thể.
![]() |
GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam |
Bên cạnh đó, mặc dù Chính phủ đã có các nghị định và quyết định về viêc hướng dẫn quản lý, thu hồi, xử lý rác thải điện tử, theo đó, nhà sản xuất phải tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ đã bán ra thị trường Việt Nam, thiết lập điểm hoặc hệ thống điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc thu hồi sản phẩm sau sử dụng.
Chính vì thế, để giải quyết bài toán rác thải điện tử một cách bền vững, có thể xem xét áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với rác thải điện tử, trong đó các doanh nghiệp sản xuất là một mắt xích. Người sản xuất cần nhìn nhận rõ trách nhiệm, để đảm bảo sự phát triển chung của xã hội, hướng đến sự phát triển bền vững, từ việc lựa chọn đầu vào, công nghệ và đầu ra, trách nhiệm thu hồi sản phẩm của mình đến hạn chế phát thải.
Bà Đặng Hồng Hạnh, chuyên gia môi trường, Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) cho rằng, để nâng cao vai trò của doanh nghiệp về rác điện tử cần phải có chính sách “cây gậy và củ cà rốt”.
“Chúng ta cần có chính sách bắt buộc doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử phải có trách nhiệm cuối cùng trong vòng đời của sản phẩm. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích xây dựng những trạm thu hồi tái chế để doanh nghiệp đủ thuận lợi cho công tác thu gom. Ngoài ra, cũng cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư xử lý rác thải điện tử, ưu tiên công nghệ xử lý rác thải hiện đại, thân thiện với môi trường; đồng thời phải tuyên dương những doanh nghiệp làm tốt để làm gương và truyền động lực cho những doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, phải mở rộng hệ thống thu gom rác thải điện tử nhằm tạo sự tiện lợi cho người dân”, bà Hạnh chia sẻ.
Các chuyên gia môi trường cho rằng, việc thu hồi, xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam chỉ có thể chuyển biến tốt hơn nếu có sự đồng bộ từ chính sách pháp luật, cơ quan quản lý, doanh nghiệp cho tới người tiêu dùng.
GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, để Việt Nam không rơi vào tình trạng quá tải rác thải điện tử giống như rác thải nhựa hiện nay chỉ trong vòng 5-10 năm nữa, Chính phủ cần dành sự ưu tiên đặc biệt đối với loại chất thải này, sớm xây dựng những chương trình hành động, những kế hoạch kiểm soát và quản lý luồng chất thải điện tử. Cơ quan quản lý cần quản lý rác thải điện tử ngay từ bây giờ khi quy mô và tốc độ tăng trưởng rác thải điện tử vẫn đang trong khả năng có thể kiểm soát. Hình thành hệ thống quản lý chất thải điện tử chính thức, trong đó tận dụng những nhân tố từ mạng lưới thu gom phi chính thức hiện nay.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần cụ thể hóa các quy định hiện hành, phân loại rõ ràng những loại rác thải điện tử nguy hại và không nguy hại; Nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung thêm những quy định theo hướng tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử; Xem xét đưa các quy định về thu gom và xử lý rác thải điện tử vào điều kiện phê duyệt dự án sản xuất kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này.
Điều quan trọng nữa là những nhà quản lý môi trường cần phải thay đổi tư duy quản lý theo hướng, coi rác thải điện tử là nguồn tài nguyên và là một mắt xích trong nền kinh tế tuần hoàn để có những biện pháp quản lý việc thu gom và xử lý rác thải phù hợp.
Một giải pháp mang tính tổng hợp, chiến lược từ chính sách quản lý, thu gom tái chế, đầu tư nghiên cứu các công nghệ xử lý, tái chế những vật liệu quý trong rác điện tử, kết hợp cùng việc tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại rác tại nguồn... mới có thể ngăn chặn và sớm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải điện tử, ngay hôm nay và ngay bây giờ.
Thái Lan cấm nhập khẩu rác điện tử và nhựa Cuộc sống trong bãi rác điện tử lớn nhất thế giới |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét
