Tag
Văn hóa gia đình Hà Nội thời công nghệ số

Bài 3: Gắn kết yêu thương, thăng hoa cuộc sống

Người Hà Nội 02/07/2023 08:00
aa
TTTĐ - Đối với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, bữa cơm gia đình có vị trí trung tâm đặc biệt trong cuộc sống. Nó thể hiện đậm nét lối sống, nề nếp và văn hóa của một gia đình. Tận dụng lợi thế của công nghệ vào việc chuẩn bị những bữa ăn, người Hà Nội đã tăng cường gắn kết yêu thương để cuộc sống thăng hoa, hạnh phúc hơn nữa.
Bài 1: Đừng lệ thuộc vào thiết bị hiện đại Bài 2: “Xa mặt” nhưng không “cách lòng”

Bữa cơm thời công nghệ số

Sự can thiệp của thiết bị và công nghệ vào bữa cơm gia đình đã trở thành một hiện thực phổ biến không chỉ trong giao tiếp mà đến cả cơ cấu bữa cơm. Thiết bị công nghệ và internet giúp người nội trợ có thể tham khảo thực đơn, nấu những món ăn ngon cho bữa cơm gia đình thêm phong phú, hấp dẫn. Từ đó tạo điều kiện gắn kết giữa các thành viên qua bữa cơm gia đình.

Anh Việt Hưng ở quận Long Biên chia sẻ: “Thỉnh thoảng xong việc sớm, tôi về nhà, lên Google xem cách nấu một số món ăn mà mình ấn tượng khi ra ngoài ăn cơm tiếp khách để tự nấu hoặc có thể đặt mua từ nhà hàng mang về gia đình cùng thưởng thức. Tôi là người đam mê ẩm thực nên rất hay xem các review món ăn, quán ăn trên mạng. Thỉnh thoảng cuối tuần, tôi đưa cả nhà ra những quán bán món ngon đó ăn để thay đổi không khí”.

Nên ứng dụng công nghệ để giảm bớt sức lao động, thay đổi khẩu vị, tiện lợi chứ đừng nên phụ thuộc rồi phó mặc bữa ăn gia đình cho dịch vụ (Ảnh minh họa)
Đừng nên phụ thuộc ứng dụng công nghệ rồi phó mặc bữa ăn gia đình cho dịch vụ (Ảnh minh họa)

Đặt đồ ăn mang về cũng là lựa chọn của nhiều gia đình trong thời công nghệ số. Chỉ cần một click chuột trên máy tính hay vuốt chạm trên màn hình điện thoại thông minh, mỗi người đã chọn được món ăn yêu thích từ nhà hàng uy tín hay trên app công nghệ như Shoppe Food, Grap Food… Đồ ăn sẽ được ship đến tận cửa, chúng ta có thể bày ra ăn liền hoặc chế biến nhanh.

Nhờ có công nghệ và cuộc sống số việc nấu ăn đã trở nên dễ dàng, thuận tiện, giải phóng nhiều thời gian và sức lao động cho người nội trợ. Bữa cơm gia đình nhờ đó đỡ trở thành một áp lực cho những người bận rộn. Bữa cơm gia đình cũng trở nên phong phú, hấp dẫn, hòa thuận và vui vẻ hơn, mời gọi những thành viên trong gia đình về ăn cơm nhiều hơn.

Chị Ngọc Ánh ở quận Hà Đông chia sẻ: “Nhà mình có cả người già, trẻ nhỏ nên việc nấu ăn chiếm khá nhiều thời gian trong ngày. Những khi cửa hàng bận rộn, mình thường đặt đồ ăn ở ngoài về. Điện thoại mình lưu sẵn số của những hàng quen, hoặc mình lên những nhóm Facebook như Ngon Hà Đông, Hà Đông Bản thấy món gì ngon ngon, hay hay, lạ lạ thì đặt ship về rất thuận tiện. Mẹ chồng mình lúc đầu không thích lắm, lo con cái tốn kém, sau rồi cũng quen. Bữa cơm với món ăn phong phú hơn nên cả nhà cũng thích thú, vui vẻ”.

Bài 3: Gắn kết yêu thương, thăng hoa cuộc sống
Những món ăn đặt sẵn không thể hiện trọn vẹn tình cảm, sự chăm chút cho gia đình của "cơm mẹ nấu"

Chị Ngọc Ánh tâm sự thêm rằng mình có tham gia một số hội nhóm Yêu bếp - Nghiện nhà, Công thức nấu ăn ngon… trên Facebook để thỉnh thoảng đổi món cho gia đình. Các thành viên chia sẻ những món ăn ngon, cách nấu và những mâm cơm gia đình vừa đẹp mắt, ngon miệng, đủ chất là những gợi ý rất hữu ích cho chị em nội trợ. Sự mới lạ trong cách chế biến và bày biện món ăn tạo thêm hứng thú cho các thành viên gia đình. Cả nhà cùng thưởng thức, bàn luận về món ăn bữa cơm càng thêm sôi nổi, ấm cúng.

Linh hoạt để thích ứng

Với nhiều gia đình, bữa cơm đầm ấm, quây tụ đầy đủ các thành viên thường diễn ra vào buổi tối khi công việc của mỗi người đã được gác lại. Giờ đây với áp lực công việc ngày một nhiều, thời gian làm việc của mỗi người thường kéo dài hơn nên điều đó được các gia đình áp dụng linh hoạt hơn, tùy vào lịch làm việc để sắp xếp một bữa cơm có thể đông đủ tất cả mọi người.

Chị Mai Hiên (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Từ lâu gia đình mình duy trì thành nề nếp cả nhà cùng nhau ăn bữa sáng. Còn các bữa trưa, tối ai không ăn cơm nhà thì dặn trước hoặc gọi điện về báo sớm để người ở nhà nấu vừa đủ. Giờ liên lạc đã có Zalo, Facebook, Viber nên rất tiện. Chỉ cần một tin nhắn vào nhóm là cả gia đình biết. Ai về sớm nấu cơm đều có thể tự căn liệu”.

Bữa cơm gia đình luôn khiến các thành viên háo hức
Bữa cơm gia đình luôn khiến các thành viên háo hức

Giờ ăn cơm là lúc gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau những chuyện buồn vui xảy ra trong ngày để cùng chia sẻ hay ôn lại những kỉ niệm, hồi ức của cả nhà. Đó đây vẫn còn một số gia đình vẫn quây quần bên mâm cơm nhưng ai nấy lại vừa ăn vừa cắm cúi vào màn hình chiếc điện thoại thông minh. Mỗi người vừa ăn vừa học, vừa làm, vừa giải trí, những câu chuyện tâm tình trở nên thưa vắng.

Bác Lan Hương (ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) buồn buồn chia sẻ: “Tôi đã nghỉ hưu nên giờ là người nội trợ chính trong nhà. Các con lớn thì bận công việc. Các cháu thì bận học chính, học thêm. Giờ ăn cơm thường ít khi tập trung được đông đủ mà có khi cứ nấu lên đậy lồng bàn ở đó, ai về lúc nào thì ăn lúc đó. Có khi chúng vừa ăn lại vừa học, vừa làm, vừa chơi. Tôi thấy cô đơn trong chính bữa cơm gia đình mình".

Bữa cơm với vai trò là tâm điểm của tổ ấm gia đình cũng đang có nhiều biến đổi và thích nghi với cuộc sống, thời đại công nghệ số. Cuộc sống vốn dĩ đã bận rộn lại càng bị chi phối bởi điện thoại, bởi các phương tiện giải trí nên chúng ta sẽ có ít thời gian để tận hưởng những giờ phút đầm ấm ngắn ngủi bên nhau.

Điều quan trọng nhất trong một bữa cơm của người Hà Nội không phải ở chỗ có nhiều món, nấu ăn có ngon mà cốt yếu là ở không khí gia đình đầm ấm. Giá trị sâu sắc của bữa cơm gia đình chính là ở chỗ chứa đựng tinh thần đoàn tụ mà mỗi người cần phải nâng niu, gìn giữ.

Cùng nhau chuẩn bị bữa cơm để gia đình thêm đầm ấm
Cùng nhau chuẩn bị bữa cơm để gia đình thêm đầm ấm

Hẳn ai ai cũng nhớ bộ phim hài hước "Nàng dâu oder". Dù văn minh, hiện đại đến đâu cũng không thể bỏ qua truyền thống, bỏ qua nếp sống và giá trị văn hóa lâu đời. Đó là vấn đề không của riêng gia đình nào mà là tình trạng chung của thành phố lớn, đặc biệt như Hà Nội ngày nay. Có thể khẳng định rằng công nghệ và cuộc sống số đang tác động đến các gia đình Hà Nội ở nhiều phương diện và ngày càng phổ biến.

Việc sử dụng thiết bị thông minh một cách thông thái để đảm bảo sự gắn kết tình cảm, duy trì nề nếp sinh hoạt, văn hóa gia đình phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm, bản lĩnh cũng như nền tảng văn hóa của mỗi nhà. Để gia đình thực sự là mái ấm yêu thương là nơi ứng dụng thành tựu công nghệ hỗ trợ cuộc sống thăng hoa hơn chứ không phải lệ thuộc và bị cuốn theo bởi công nghệ.

Đứng trước những hấp dẫn, lôi cuốn của “thực tại ảo” trên thế giới công nghệ, gia đình người Hà Nội đang tỏ rõ bản lĩnh là sự cố kết bền vững của “tế bào xã hội”. Dù là thành viên đang cùng sống chung trong một nhà hay đang xa nhau hàng ngàn kilomet thì thiết bị thông minh và internet đang trở thành phương thức giao tiếp phổ biến, có ý nghĩa ngày một quan trọng đưa tình cảm gia đình thêm gần gũi, gắn kết. Đặc biệt, việc người Hà Nội duy trì bữa cơm gia đình với những thích ứng thời đại công nghệ số sẽ luôn là hạt nhân của mỗi “tế bào xã hội”.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm